Tham khảo tài liệu bốn bước thỏa thuận để tăng lương , kỹ năng mềm, tâm lý - nghệ thuật sống phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Bốn bước thỏa thuận để tăng lương Sau một thời gian làm việc hiệu quả, bạn cảm thấy mình cần phải được tăng lương. Nhưng lời đề nghị tăng lương của người lao động nhiều khi không được đáp ứng vì họ chưa nắm được các bước thỏa thuận cơ bản. Vì thế, những lời khuyên sau đây có thể sẽ giúp được bạn. Các bước quan trọng Khi gặp chủ doanh nghiệp (DN) để trình bày vấn đề tăng lương, nếu không chuẩn bị kỹ thì lời đề nghị của bạn sẽ kém thuyết phục và dễ dàng đi đến thất bại trong thương lượng. Những bước chuẩn bị dưới đây được tổng hợp từ kinh nghiệm của nhiều chuyên gia việc làm, các chủ DN. “Ðo lường” thời gian: Phải nắm được khoảng thời gian mình đã làm việc cho công ty để biết lời đề nghị của mình có trùng khớp với chu kỳ đánh giá lương của công ty hay không. Bạn cũng biết được với khoảng thời gian ấy, có nên đề nghị nâng lương hay chưa. Trình bảng tổng kết: Ðể cụ thể hóa những gì mình đã làm, tốt nhất là nên lập một bảng tổng kết (review) về những công việc đã thực hiện, hiệu quả ra sao, triển vọng sắp tới. Một bảng tổng kết tốt có sức thuyết phục cao sẽ làm tăng khả năng bạn sẽ được tăng lương. Ðưa ra một vài so sánh: Nên đưa ra nhận định về “tầm vóc” của công ty trên thị trường trước, sau đó trao đổi với sếp rằng với công việc và vị trí hiện tại, các công ty khác có chế độ trả lương cho nhân viên thỏa đáng hơn, DN chúng ta cũng cần nên xem xét điều này là hợp lý. Những cam kết cho tương lai: Sau khi đề nghị một mức lương cụ thể nào đó, dĩ nhiên là sếp chưa quyết định ngay là có đồng ý hay không. Ðể lời đề nghị có thêm sức thuyết phục, bạn cần đưa ra những lời cam kết về sự gắn bó lâu dài và sự đóng góp liên tục của mình với công ty. 5 điều cấm kỵ khi thỏa thuận tăng lương 1. Than vãn rằng mức lương hiện tại không giải quyết các nhu cầu cơ bản của cuộc sống. 2. So bì mức lương của mình với mức lương của các đồng nghiệp khác, thậm chí với những người có chức vụ cao hơn. 3. So sánh thu nhập hiện tại với thu nhập trước đây khi còn làm cho công ty khác. 4. Chỉ trích những người khác trong công ty là họ không xứng đáng được hưởng một mức lương nào đó. 5. “Hăm dọa” chủ DN rằng bạn sẽ nghỉ việc nếu như đề nghị tăng lương không được đáp ứng. Theo Người Lao Động