Xã hội như một con tàu, cá nhân phải bước lên con tàu xã hội, mới trở thành người xã hội, nếu không thì cứ phải đứng ở bến tàu. Hình ảnh đơn giản ấy của Sabran, một nhà xã hội học Pháp cho thấy phần nào ý nghĩa của việc xã hội hóa đối với con người. Quá trình xã hội hóa có từ lúc bắt đầu xuất hiện con người, nhưng mãi tới gần đây, sau chiến tranh thế giới thứ hai, xã hội học mới nghiên cứu một cách có hệ thống các quá trình này. . | XÃ HỘI HOÁ Xã hội như một con tàu cá nhân phải bước lên con tàu xã hội mới trở thành người xã hội nếu không thì cứ phải đứng ở bến tàu. Hình ảnh đơn giản ấy của Sabran một nhà xã hội học Pháp cho thấy phần nào ý nghĩa của việc xã hội hóa đối với con người. Quá trình xã hội hóa có từ lúc bắt đầu xuất hiện con người nhưng mãi tới gần đây sau chiến tranh thế giới thứ hai xã hội học mới nghiên cứu một cách có hệ thống các quá trình này. . KHÁI NIỆM Khái niệm xã hội hoá hiện nay được dùng với hai nội dung. Thứ nhất xã hội hoá chỉ sự tăng cường chú ý quan tâm của xã hội đến những vấn đề sự kiện cụ thể nào đó của xã hội mà trước đây chỉ có một nhóm một bộ phận của xã hội quan tâm như xã hội hoá giáo dục xã hội hoá y tế. quá trình xã hội hoá các vấn đề sự kiện xã hội . Thứ hai xã hội hoá dùng để chỉ quá trình chuyển biến từ chỉnh thể sinh vật với đầy đủ các tiền đề tự nhiên đến một chỉnh thể đại diện của xã hội loài người. Xã hội học quan tâm đến nội dung thứ hai hay còn gọi là quá trình xã hội hoá cá nhân. Có nhiều cách hiểu khác nhau về xã hội hoá. Căn cứ vào tính chủ động của cá nhân trong quá trình xã hội hoá ta chia thành hai loại Loại 1 Cá nhân thu nhận kinh ngiệm từ xã hội và học các chuẩn mực khuôn mẫu một cách tự nhiên mà không thể chống đối lại được. cá nhân ít tính chủ động trong quá trình xã hội hoá . Ví dụ Một đứa trẻ được cha mẹ dạy cho cách ăn uống tư thế ngồi ăn cách giao tiếp như khi ai cho cái gì phải xin không làm đúng lời dạy bảo thì sẽ bị khiển trách. Như vậy mỗi cá nhân được xã hội mặc cho một chiếc áo văn hoá phù hợp theo cách nhìn của xã hội ở từng nơi từng thời điểm từng giai đoạn của cuộc sống và cá nhân không có quyền tự lựa chọn chiếc áo văn hóa đó. Tức là con người bị giám sát chặt bằng các quy định của xã hội. Loại 2 Cá nhân không chỉ tiếp thu những kinh nghiệm xã hội mà còn tham gia vào quá trình tạo ra các kinh nghiệm xã hội khẳng định tính tích cực sáng tạo của cá nhân trong quá trình xã hội hoá . Bản thân xã hội sản xuất ra con