Doanh nhân tiêu biểu nhất thế giới

Thị trường thế giới luôn biến động bất thường, không ít công ty và tập đoàn kinh tế đã phải đứng bên bờ phá sản. | Những doanh nhân tiêu biểu nhất thế giới TTO - Năm 2005, thị trường thế giới luôn biến động bất thường, không ít công ty và tập đoàn kinh tế đã phải đứng bên bờ phá sản. Tạp chí Business Week của Mỹ vừa công bố danh sách các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tiêu biểu nhất thế giới năm qua. Những sáng kiến và thành công của họ đã để lại dấu ấn trên thị trường thế giới. Đứng đầu tốp 10 năm 2005 là Steve Jobs, Giám đốc điều hành tập đoàn Apple Computer Inc. (Mỹ). Steve Jobs là nhà quản lý nổi tiếng với “cách nghĩ và cá tính mạo hiểm”. Nhưng dấu ấn lớn nhất khi ông tái xuất tại Apple với cương vị giám đốc điều hành là làm đảo ngược thị trường âm nhạc thế giới bằng máy nghe nhạc iPod tí hon, biến Apple trở thành đối thủ đáng gờm của các công ty sản xuất và kinh doanh sản phẩm kỹ thuật cao trên thế giới. Với sản phẩm máy nghe nhạc iPod, Apple đã tạo được bước đột phá, với doanh số bán iPod đạt 10 triệu chiếc trong quý IV/05 và giá cổ phiếu đã tăng hơn gấp đôi kể từ ngày 01/01/05, lên 73 USD/cổ phiếu. Trong khi đó, thị phần máy tính xách tay của hãng dự kiến cũng tăng mạnh trong những năm tới. Tuy nhiên, điều đặc biệt hơn cả là châu Á có tới hai nhân vật lọt vào tốp 10 này. Đó là Kim Shin Bae, 51 tuổi, Chủ tịch tập đoàn viễn thông SK Telecom (Hàn Quốc) và Katsuaki Watanabe, 63 tuổi, Chủ tịch tập đoàn chế tạo ôtô Toyota Motor Corp. (Nhật Bản). Kể từ khi trở thành chủ tịch của công ty viễn thông di động SK Telecom lớn nhất của Hàn Quốc vào tháng 3/04, ông Kim đã giúp doanh thu của SK Telecom duy trì được đà tăng trưởng hai con số bằng những ý tưởng kinh doanh mới. Riêng trong quý III/05, doanh thu từ kinh doanh viễn thông di động của SK Telecom đã tăng 27,6%, so với mức 15,5% cùng kỳ năm 2003. Ông Kim đã khai trương một “cửa hiệu âm nhạc trực tuyến” với thuê bao và thành lập một trung tâm dịch vụ truyền hình vệ tinh với thuê bao và một cổng Internet không dây nhằm cung cấp dịch vụ phim, trò chơi trực tuyến và xem tin tức theo yêu cầu. SK Telecom cũng dự định mở rộng hoạt động ra nước ngoài, nhất là thị trường Mỹ thông qua dự án liên doanh trị giá 440 triệu USD với tập đoàn EarthLink. Một công ty con của SK Telecom đang có kế hoạch mở rộng dịch vụ của hãng tại ba thành phố lớn ở Việt Nam tới các tỉnh còn lại của nước này vào năm 2006. Ông Katsuaki Watanabe là nhà lãnh đạo tài ba của Toyota. Nổi tiếng là một chuyên gia siêu hạng về cắt giảm chi phí, ông đã giúp công ty tiết kiệm được 10 tỷ USD trong giai đoạn 2000-2005. Toyota hiện là “đối thủ khó chịu” của các hãng chế tạo ôtô lớn ở Mỹ tại thị trường Bắc Mỹ, được coi là thị trường khó tính nhất thế giới. Trong khi doanh số bán của Toyota tại thị trường Mỹ tháng 11/05 tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, thì doanh số bán của General Motor (GM) và Ford Motor (cùng của Mỹ) lại giảm lần lượt 7,6% và 14,7%. Điều đặc biệt nữa, Toyota là “đại gia” châu Á duy nhất lọt vào danh sách 10 công ty hàng đầu thế giới năm 2005, với doanh thu 172,6 tỷ USD và lợi nhuận 10,9 tỷ USD năm 2004. Chủ tịch Watanabe - đang kỳ vọng đưa Toyota vượt qua hãng chế tạo ôtô hàng đầu thế giới GM và sẽ tăng gần 10% sản lượng, lên khoảng 9,06 triệu xe vào năm 2006. Trong danh sách tốp 10 nói trên còn có Alan Mulally, Giám đốc điều hành của Boeing Commercial Airplaness; Terry Semel, Tổng giám đốc Yahoo; . Lafley, Giám đốc điều hành công ty Procter & Gamble (P&G); Jeffrey Immelt, Giám đốc điều hành General Electric; Arthur Levinson, Giám đốc điều hành Genentech; Edward Zander, Chủ tịch Motorola và Ken Thompson, Giám đốc điều hành Wachovia.

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.