Báo cáo nghiên cứu khoa học: "KHÁI NIỆM “ĐỨC” TRONG TƯ TƯỞNG KHỔNG TỬ QUA “LUẬN NGỮ”"

Quan niệm về Đức là cơ sở quan trọng tạo nên tư tưởng đức trị của Khổng Tử. Khổng Tử coi đức là gốc của con người, coi hiếu đễ là gốc của đức. Quan niệm về "đức" của Khổng Tử trong "Luận ngữ" rất sâu sắc và phong phú. Đức không chỉ là thiện đức mà chủ yếu là hành động, là lời nói đi đôi với việc làm. Khổng Tử quan niệm đức với tài phải đi đôi với nhau, nhưng đức phải là gốc. Lòng tin mãnh liệt vào thiện đức của con người chính là. | KHÁI NIỆM ĐỨC TRONG TƯ TƯỞNG KHỔNG TỬ QUA LUẬN ngữ THE CONCEPT OF MORALITY IN KHONG TVS IDEOLOGY IN THE RESPECT OF LANGUAGE THEORY LVAN NGU NGUYỄN THỊ KIM BÌNH Đại học Đà Nang TÓM TẮT Quan niệm về Đức là cơ sở quan trọng tạo nên tư tưởng đức trị của Khổng Tử. Khổng Tử coi đức là gốc của con người coi hiếu đễ là gốc của đức. Quan niệm về đức của Khổng Tử trong Luận ngữ rất sâu sắc và phong phú. Đức không chỉ là thiện đức mà chủ yếu là hành động là lời nói đi đôi với việc làm. Khổng Tử quan niệm đức với tài phải đi đôi với nhau nhưng đức phải là gốc. Lòng tin mãnh liệt vào thiện đức của con người chính là cơ sở của đường lối đức trị Khổng Tử. ABSTRACT The concept of Morality is the essence of Khong Tu s moral-governing ideology. According to Confucius morality is the root of human beings and piety is the basis of morality. Morality is not only good virtue but principally action. He advocates that words must go hand in hand with deeds and that virtue must be paralled with capability but virtue must be taken as the root. Belief in people s kindness is the source of Confucius s moral- governing ideology. 1. Đặt vấn đề Nếu như triết học phương Tây thiên về hướng ngoại với xu hướng tập trung nghiên cứu thế giới vật chất để nhận thức thế giới và cải tạo thế giới thì triết học phương Đông nói chung và Nho học nói riêng thiên về hướng nội nghiên cứu con người và thế giới nội tâm của con người và từ đó đi đến các vấn đề xã hội. Bởi vậy không có gì là lạ khi ta thấy Nho học xem con người là hạt nhân là đối tượng để nghiên cứu chủ yếu. Đường lối đức trị của Khổng Tử đã thống trị trong xã hội phong kiến Á Đông hàng nghìn năm lịch sử và tạo nên một truyền thống lớn của văn hoá Á Đông. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá ngày nay vấn đề kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống trong đó có tư tưởng đức trị của Nho giáo có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy nội lực của con người Việt Nam để tiến cùng thời đại. Đến hiện đại từ truyền thống không thể không nghiên cứu và làm

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.