Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng đã tạo ra các thách thức to lớn cho các quốc gia cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường thế giới. Các quốc gia này phải đối mặt với những khó khăn trong đẩy mạnh xuất khẩu do các nước nhập khẩu đã tận dụng những qui định mở để tạo ra những rào cản mới như chống bán phá giá, chống trợ bảo hộ sản xuất trong nước. Bài viết này đề cập đến một số qui định của WTO về. | BÁN PHÁ GIÁ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆT NAM ANTIDUMPINGS AND SOLUTIONS FOR VIETNAMESE BUSINESSES LÂM MINH CHÂU Trường Đại học Kinh tế Đại học Đà Nang TÓM TẮT Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng đã tạo ra các thách thức to lớn cho các quốc gia cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường thế giới. Các quốc gia này phải đối mặt với những khó khăn trong đẩy mạnh xuất khẩu do các nước nhập khẩu đã tận dụng những qui định mở để tạo ra những rào cản mới như chống bán phá giá chống trợ bảo hộ sản xuất trong nước. Bài viết này đề cập đến một số qui định của WTO về bán phá giá hàng hóa và tình hình về các vụkiện chống bán phá giá của nước ngoài đối với Việt Nam. Từ đó đề xuất những giải pháp để chủ động phòng ngừa và tích cực đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của các doanh nghiệp Việt Nam. ABSTRACT Globalization and deep economic integration have created big challenges and threats to countries in addition to the fiercer competition in the world market. These countries face many difficulties in increasing exports because the importing countries take advantage of the WTO open rules to establish new barriers such as antidumping anti-subsidies etc. to protect their domestic production. This paper firstly mentions several WTO regulations concerning product dumping and antidumping and reviews legal cases against Vietnamese companies. It also suggests some solutions to actively protect Vietnamese businesses from antidumping legal cases and to help them to take appropriate counter-measures. 1. Các quy định của WTO về bán phá giá Theo Hiệp định về chống bán phá giá của WTO ADP bán phá giá là việc bán một hàng hoá nào đó với giá thấp hơn giá của nó trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu. Nói một cách đơn giản để xác định hành động bán phá giá ta phải so sánh giá cả ở hai thị trường. Tuy nhiên trên thực tế việc xác định giá hàng hoá ở thị trường nước xuất khẩu giá trị bình thường và giá ở thị trường nước nhập khẩu giá xuất khẩu để tạo