Hiện nay hầu hết các công thức tính xói chung và xói cục bộ cho công trình cầu vượt sông đều sử dụng vận tốc dòng chảy tính toán là vận tốc trung bình một chiều; điều này sai khác rất nhiều so với sự phân bố thực của vận tốc dòng chảy trên sông; vì vậy kết quả tính toán xói thường có những sai lệch lớn so với thực tế. Trong bài viết này, các tác giả tính toán xói cục bộ tại cầu sông Hàn với sử dụng trường vận tốc nhận được ở chương trình. | ÁP DUNG CHƯƠNG TRÌNH RMA2 ĐÊ TÍNH XÓI TẠI CẦU SÔNG HÀN APPLYING RMA2 SOFTWARE TO THE SCOUR CALCULATION AT THE HAN RIVER BRIDGE ĐẶNG VIỆT DŨNG Sở Giao thông Công chính Thành phố Đà Nang NGUYỄN THẾ HUNG Trường Đại học Bách khoa Đại học Đà Nang TÓM TẮT Hiện nay hầu hết các công thức tính xói chung và xói cục bộ cho công trình cầu vượt sông đều sử dụng vận tốc dòng chảy tính toán là vận tốc trung bình một chiều điều này sai khác rất nhiều so với sự phân bố thực của vận tốc dòng chảy trên sông vì vậy kết quả tính toán xói thường có những sai lệch lớn so với thực tế. Trong bài viết này các tác giả tính toán xói cục bộ tại cầu sông Hàn với sử dụng trường vận tốc nhận được ở chương trình tính RMA2 xây dựng từ mô hình toán dòng chảy hai chiều ngang và giải theo phương pháp phần tử hữu hạn như vậy kết quả tính toán sát với thực tế hơn. ABSTRACT Until now most formulae for calculating the scour depths in general and around the columns of river bridges have been based on the average velocity of one- dimensional flow in open channels which differs greatly from the real distribution of the flow s speed consequently the calculation of the scour depths usually results in big differences compared to the real situation. In this paper the authors calculate the partial scour depths of the Han River Bridge using the 2DH velocities produced by RMA2 software thus the results will better reflect the reality. 1. Đặt vấn đề Các công trình vượt sông thường đòi hỏi độ an toàn cao và chi phí đầu tư rất lớn. Xói lở công trình là một tiêu chuẩn rất quan trọng và cần thiết khi phân tích hệ thống công trình vượt sông. Trước đây việc tính xói được nghiên cứu theo các giả thiết có tính thực nghiệm thiếu những căn cứ vững chắc. Do loại bỏ nhiều yếu tố quan trọng tác động lên dòng chảy trong quá trình mô hình hoá bài toán dòng chảy thực tế đặc biệt là việc trung bình hoá vận tốc dòng chảy theo một chiều đã làm cho kết quả tính toán theo lý thuyết sai khác nhiều so với thực tế. Từ đó dẫn đến thiết kế .