Hiện tượng chuyển di từ loại là một hiện tượng phổ biến trong các ngôn ngữ và đặc biệt là trong các ngôn ngữ thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Chuyển loại là một hiện tượng tích cực trong ngôn ngữ, là một biểu hiện của quá trình tự điều chỉnh hệ thống ngôn ngữ, là một trong các phương thức cấu tạo từ. Hiện tượng chuyển loại là một quá trình cần được xem xét trên quan điểm đồng đại động. Việc phân biệt chuyển loại với đồng âm và với đa nghĩa; việc chỉ ra các. | CÁC CẤP BẬC KHÁC NHAU CỦA HIỆN TƯỢNG CHUYÊN LOẠI TRONG TIẾNG VIỆT DIFFERENT LEVELS OF CONVERSION IN VIETNAMESE TRƯƠNG THỊ DIỄM Trường Đại học Sư phạm Đại học Đà Nang TÓM TẮT Hiện tượng chuyển di từ loại là một hiện tượng phổ biến trong các ngôn ngữ và đặc biệt là trong các ngôn ngữ thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Chuyển loại là một hiện tượng tích cực trong ngôn ngữ là một biểu hiện của quá trình tự điều chỉnh hệ thống ngôn ngữ là một trong các phương thức cấu tạo từ. Hiện tượng chuyển loại là một quá trình cần được xem xét trên quan điểm đồng đại động. Việc phân biệt chuyển loại với đồng âm và với đa nghĩa việc chỉ ra các mức độ khác nhau của quá trình chuyển loại phân biệt chuyển loại đã ổn định với kiêm nhiệm từ loại và với chuyển loại lâm thời là một việc làm cần thiết trong quá trình nghiên cứu từ loại tiếng Việt. Chúng tôi mong muốn góp một cái nhìn hệ thống toàn diện về hiện tượng chuyển loại trong tiếng Việt qua bài viết này. ABSTRACT Conversion is popular in languages especially in isolated languages. Conversion is a positive phenomenon in languages which manifests the systematical autoregulations in languages. It is also one of the word-formation means. Conversion is the process that needs to be examined in a synchronic-activity view. Distinguishing conversion from homonymous and multivalued phenomenon distinguishing stable conversion from temporary conversion and pointing out different levels in this process are very important in studying the Vietnamese parts of speech. This paper aims at presenting an overall view of conversion in the Vietnamese language. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập không biến đổi hình thái. Số lượng vỏ âm thanh mà người Việt sử dụng làm vỏ ngữ âm cho hình vị tối đa chỉ có 4 vạn tiếng khác nhau 5 . Vì thế để khắc phục mâu thuẫn giữa cái hữu hạn của số lượng cái biểu hiện vỏ ngữ âm của từ và cái vô hạn của cái được biểu hiện hiện thực khách quan cần phản ánh sự xuất hiện từ mới bằng phương thức dùng chất liệu sẵn