Ngày 10 tháng 10, hai học giả Mỹ, Robert Aumann và Thomas Schelling, đã đoạt giải Nobel kinh tế 2005. Nghiên cứu của các ông tập trung vào lý giải sự hình thành các thể chế kinh tế và xã hội | Trong các tổ chức và doanh nghiệp, rất nhiều chính sách đưa ra để ngăn chặn sự a dua, lây lan của tính lười biếng. Ở Nhật Bản, việc nhóm lao đổng kiểm tra lẫn nhau (peer monitoring), cho phép cô lập và trừng phạt những kẻ cố tình lười nhác. Tiền lương ở hầu hết các quốc gia phát triển dự trên tính hiệu quả (efficiency wage). Tiền lương được trả cao cho những nỗ lực đem lại thành quả cao; và rủi ro không gia hạn hợp đồng lao động được dùng như một thứ răn đe chống lại sự lười biếng, vô trách nhiệm. Các chính sách phúc lợi như phụ nữ nghỉ để vẫn được hưởng lương; thể thao giải trí cho tập thể người làm sau những ngày làm việc căng thẳng , giúp làm giảm rủi ro sức khoẻ gây nên chểnh mảng. Như đã thấy, xã hội có vô vàn những phương thức để tránh cho nó bị đẩy vào trạng thái lãn công. Cũng như vậy, xã hội có thể kiểm soát được các vấn đề khác như quan liêu, tham nhũng, nếu như tìm cách hiểu rõ cơ chế lan truyền (tipping) của chúng. Việc hiểu động thái lây lan của các vấn đề xã hội là chìa khoá duy nhất để ngăn chặn và kiềm chế những tệ nạn đó.