người Đức, sau sống và làm việc tại Mỹ, trên cơ sở quan sát mối quan hệ của người cán bộ quản lý với người dưới quyền trong việc phân công và quản lý sản xuất đã đi đến phân loại các phong cách lãnh đạo trong sản xuất kinh doanh. Ông đưa ra ba loại phong cách lãnh đạo: độc đoán, dân chủ, tự do. Người lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền là người ra lệnh và chờ đợi sự phục tụng, là người quyết đoán và tích cực là người lãnh đạo bằng khả năng | Trong những trường hợp khẩn cấp, ví dụ như một vụ hoả hoạn chẳng hạn, không thể có đủ thời gian để thảo luận kĩ lưỡng xem nên chữa cháy bằng cách nào, mà cần phải ngay lập tức báo động, cắt cầu dao điện, gọi đội cứu hoả . vậy, việc trưởng nhóm chỉ áp dụng cứng nhắc một phong cách lãnh đạo từ đầu đến cuối là điều không nên. Thực tế, trưởng nhóm hoàn toàn có thể kết hợp sử dụng linh hoạt các phong cách lãnh đạo để hoạt động nhóm đạt hiệu quả cao nhất. Thông thường, vấn đề trong nhóm nên được đưa ra lấy ý kiến chung của các thành viên để có sự thống nhất và phát huy sức mạnh tổng hợp của nhóm, mô hình lãnh đạo theo phong cách dân chủ này áp dụng hiệu quả trong dạng nhóm giải trí, nhóm tự giúp, nhóm xã hội hoá. Đối với các dạng nhóm như giáo dục, trị phong cách lãnh đạo kiểu độc đoán dường như thích hợp hơn, nhưng cũng cần phải cân nhắc và có sự kết hợp với các phong cách lãnh đạo khác. Các dạng nhóm như nhóm giải trí, nhóm tự giúp. thì áp dụng phong cách lãnh đạo tự do hoặc dân chủ đều được. Ngoài ra, không phải lúc nào cũng có thể lấy được ý kiến của các thành viên vì còn tuỳ xem vấn đề được nêu ra có thuộc phạm vi hiểu biết và chuyên môn của họ hay không. Trong nhiều trường hợp, thành viên nhóm không có đủ năng lực để có thể thảo luận sâu về một vấn đề nêu ra, ví dụ như vấn đề quản lí, vấn đề tạo dựng “thương hiệu nhóm”, vấn đề “đối ngoại”. lúc như vậy, luôn cần có một trưởng nhóm đủ chuyên môn và khả năng ra quyết định.