Simon Lake (1867 - 1945) Simon Lake , nhà phát minh tàu ngầm Vào năm 1915, con tầu biển Lusitania của nước Anh bị tầu ngầm Đức đánh đắm bằng thủy lôi, đã mang theo 1,198 sinh mạng xuống đáy biển. Trong số nạn nhân kể trên, có 124 người Mỹ. Thảm cảnh này đã khiến Tổng Thống Woodrow Wilson từ bỏ chính sách trung lập và Hoa Kỳ tuyên chiến với nước Đức. Sự tham chiến của Hoa Kỳ đã là yếu tố quyết định cho cuộc Đại Chiến Thế Giới 1914 -18. . | Simon Lake Simon Lake 1867 -1945 Simon Lake nhà phát minh tàu ngầm Vào năm 1915 con tầu biển Lusitania của nước Anh bị tầu ngầm Đức đánh đắm bằng thủy lôi đã mang theo 1 198 sinh mạng xuống đáy biển. Trong số nạn nhân kể trên có 124 người Mỹ. Thảm cảnh này đã khiến Tổng Thống Woodrow Wilson từ bỏ chính sách trung lập và Hoa Kỳ tuyên chiến với nước Đức. Sự tham chiến của Hoa Kỳ đã là yếu tố quyết định cho cuộc Đại Chiến Thế Giới 1914 -18. Trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật năm 1905 nếu tầu ngầm được người Nga xử dụng sớm hơn vài năm thì chưa chắc Hạm Đội của Nga Hoàng đã chìm sâu trong lòng biển và dân tộc Phù Tang cũng khó lòng đoạt được các chiến công vẻ vang khiến cho cả thế giới phải ngạc nhiên khâm phục. Tầu ngầm tên sát nhân của biển khơi đã được Simon Lake sáng tạo ra căn cứ vào các gợi ý của nhà văn người Pháp Jules Verne. Simon Lake được đọc cuốn truyện 20 Ngàn Dậm Dưới Đáy Biển Twenty Thousand Leagues under the Sea của Jules Verne vào năm lên 10 tuổi. Lake đã mơ tưởng một ngày kia sẽ chế tạo một chiếc tầu ngầm hoàn hảo hơn chiếc tầu giả tưởng Nautilus. 1 Suy nghĩ về tầu ngầm. Simon Lake sinh trưởng trong một gia đình có tài về cơ khí. Gia đình này chưa hề mua một thứ máy móc nào mà họ có thể chế tạo ra được. Ông nội của Simon đã làm ra một máy gieo hạt giống và cha của Simon cũng phát minh được một thứ mành cửa sổ cuốn sáo còn các người khác trong gia đình đều có óc sáng tạo và đã cải tiến về máy đánh chữ về máy điện thoại về dụng cụ in màu. Do đọc cuốn truyện giả tưởng của Jules Verne Simon Lake thường mơ mộng về một chiếc tầu ngầm cậu ngỏ ý tưởng này với cha. Simon đã được cha khuyên bảo nên học hành trước đã. Do sở thích Simon theo học nghề thợ máy rồi trong các thời giờ nhàn rỗi cậu tham dự các lớp kỹ thuật của Viện Franklin trong thành phố Philadelphia. Vào năm 15 tuổi Simon được đọc một cuốn sách chỉ dẫn cách chế tạo tầu thủy. Cậu đã suy từ đó ra cách làm một tầu ngầm và đã hoàn thành được một chiếc nhỏ. Nhưng điều làm Simon thắc mắc là cách dự trữ .