tài khoản kế toán I. Khái niệm tài khoản kế toán Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh th-ờng xuyên, liên tục, đa dạng và phong phú. Mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều đ-ợc phản ánh vào chứng từ kế toán. Song ph-ơng pháp chứng từ kế toán ch-a cung cấp đ-ợc những chỉ tiêu kinh tế cần thiết phục vụ cho yêu cầu quản lý hoạt động kinh tế tài chính trong đơn vị, ch-a biết đ-ợc sự biến động của từng đối t-ợng kế toán cụ thể (từng. | CHƯƠNG III TÀI KHOẢN KẾ TOÁN I. KHÁI NIỆM TÀI KHOẢN KẾ TOÁN Trong quá trình hoạt động kinh doanh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường xuyên liên tục đa dạng và phong phú. Mỗi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều được phản ánh vào chứng từ kế toán. Song phương pháp chứng từ kế toán chưa cung cấp được những chỉ tiêu kinh tế cần thiết phục vụ cho yêu cầu quản lý hoạt động kinh tế tài chính trong đơn vị chưa biết được sự biến động của từng đối tượng kế toán cụ thể từng loại vốn nguồn vốn và quá trình hoạt động kinh doanh phương pháp tài khoản kế toán đã đáp ứng được yêu cầu trên. Tài khoản là một phương pháp của kế toán dùng để phân loại phản ánh và giám đốc một cách thường xuyên liên tục và có hệ thống tình hình sự vận động của tài sản nguồn vốn và quá trình SXKD. - Như vậy tài khoản kế toán được mở cho từng đối tượng kế toán có nội dung kinh tế riêng biệt. Thí dụ đối tượng kế toán là tiền mặt thì mở TK tiền mặt để phản ánh tình hình thu chi và tồn quỹ cuối kỳ. . . - Số lượng tài khoản cần mở tên gọi các tài khoản phụ thuộc vào nội dung kinh tế và sự vận động khách quan của đối tượng kế toán quy định. II. NỘI DUNG KẾT CẤU CỦA TÀI KHOẢN KẾ TOÁN 1. Kết cấu chung của tài khoản - Sự vận động của đối tượng kế toán nói chung là sự vận động của 2 mặt đối lập Thí dụ Tiền mặt thì hai mặt đối lập là thu và chi. Nguyên vật liệu hàng hoá thì hai mặt đối lập là nhập và xuất. - Tài khoản kế toán được mở ra để theo dõi sự vận động của các mặt đối lập đó. Chính vì vậy tài khoản kế toán được tổ chức theo hình thức hai bên. Bên trái gọi là bên Nợ. Bên phải gọi là bên Có. Nợ Có là danh từ chuyên môn của kế toán chỉ mang tính quy ước để phân biệt hai bên của tài khoản Mâu của tài khoản kế toán ghi trên sổ sách kế toán. 21 http Tên TK. Số hiệu . Năm. Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có 1. Số dư đầu kỳ 2. Số PS trong kỳ 3. Cộng số PS 4. Số dư cuối kỳ Để thuận tiên cho học tập kế toán hình thức tài khoản được rút gọn giống chữ T gọi là TK chữ