MACROECONOMICS: HYPOTHESES, HISTORICAL CONTEXTS AND ECONOMIC POLICIES Hiểu biết các lý thuyết kinh tế vĩ mô, điểm mạnh, yếu và đặc biệt là tính thời điểm lịch sử của chúng. Vận dụng học thuyết nào vào hoàn cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam để phát triển nền kinh tế bền vững trong dài hạn, chứ không phải là "quá nóng" trong ngắn hạn hoặc liên tục trục trặc trong dài hạn là nhiệm vụ rất quan trọng của các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô | KINH TẾ VĨ MÔ - GIẢ THUYẾT TÍNH THỜI ĐIÊM VÀ CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ MACROECONOMICS HYPOTHESES HISTORICAL CONTEXTS AND ECONOMIC POLICIES NGUYỄN XUÂN TÚ Trường Đại học Kinh tế Đại học Đà Nang TÓM TẮT Hiểu biết các lý thuyết kinh tế vĩ mô điểm mạnh yếu và đặc biệt là tính thời điểm lịch sử của chúng. Vận dụng học thuyết nào vào hoàn cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam để phát triển nền kinh tế bền vững trong dài hạn chứ không phải là quá nóng trong ngắn hạn hoặc liên tục trục trặc trong dài hạn là nhiệm vụ rất quan trọng của các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô. ABSTRACT This paper investigates a researcher s job of planning macroeconomic policies to provide an understanding of macroeconomic theories with their strengths weaknesses and especially their historical contexts. It also involves the application of appropriate theories to the socioeconomic context of Vietnam for long-term sustainable economic growth rather than shortterm too-hot development or problematic development in the long run. 1. Đặt vấn đề Người dân lãnh đạo của một nước luôn mong muốn có sự tăng trưởng nhanh trong mức sống. Có một nguyên lý đơn giản trong kinh tế vĩ mô là Mức sống của một đất nước phụ thuộc vào khả năng sản xuất ra các hàng hoá và dịch vụ của nước đó. Khả năng sản xuất đó thường được đo bằng chỉ tiêu GDP. Việt Nam muốn đuổi kịp mức sống của các nước có thu nhập trung bình của thế giới trong một khoảng thời gian ngắn cần gia tăng tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP. Có một cách tính đơn giản như sau Nếu GDP tăng trưởng bình quân x năm thì cần 70 x năm để GDP nước đó tăng lên gấp đôi. Ví dụ Nếu tốc độ tăng GDP bình quân Việt Nam là 7 năm trong giai đoạn 2000 -2010 thì cần 10 năm để GDP Việt Nam tăng gấp đôi. Tức năm 2010 GDP gấp đôi so với năm 2000. Nếu có chính sách hợp lý đảm bảo tốc độ tăng bình quân cao thì trong vòng 50 đến 100 năm tới Việt Nam có thể thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển. Ngược lại nếu không có chính sách hợp lý làm cho tốc độ tăng .