THE CONTACT PROBLEM IN THE SIMULATED DESIGN CREATED BY THE FINITE ELEMENT METHOD Bài báo này giới thiệu về các nghiên cứu lý thuyết xoay quanh vấn đề tiếp xúc giữa các vật thể, và sự áp dụng các thành tựu của những nghiên cứu này khi thiết kế mô phỏng bài toán có tiếp xúc bằng phần mềm ứng dụng phương pháp phần tử hữu hạn. | VẤN ĐỀ TIẾP XÚC TRONG VIỆC THIẾT KẾ MÔ PHỎNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN THE CONTACT PROBLEM IN THE SIMULATED DESIGN CREATED BY THE FINITE ELEMENT METHOD TRẦN QUỐC VIỆT Trường Cao đắng Công nghệ Đại học Đà Nang TÓM TẮT Bài báo này giới thiệu về các nghiên cứu lý thuyết xoay quanh vấn đề tiếp xúc giữa các vật thể và sự áp dụng các thành tựu của những nghiên cứu này khi thiết kế mô phỏng bài toán có tiếp xúc bằng phần mềm ứng dụng phương pháp phần tử hữu hạn ANSYS. absTract This article presents the theoretical research on the contact problem between two or many objects and the application of their results to produce the simulated design of the contact problems using the finite element method software ANSYS. 1. Đặt vấn đề Cùng với sự xuất hiện của máy tính và sự tiến bộ vượt bậc của kỹ thuật tính toán phương pháp phần tử hữu hạn PTHH cũng không ngừng phát triển. Ngày nay phương pháp PTHH đã và đang được dùng rộng rãi trong các phần mềm mô phỏng số. Trong các bài toán tính ứng suất cũng như biến dạng của các kết cấu trong cơ học chất rắn nếu có từ hai vật thể trở lên tiếp xúc với nhau thì việc tính toán cũng như việc lập mô hình để diễn tả các vật thể này trong các phần mềm áp dụng phương pháp PTHH trở nên phức tạp. Ví dụ ta có một khối kim loại 1 đặt lên một khối kim loại 2 và khối 1 chịu tác dụng một lực F hình 1 . Khi dùng phương pháp PTHH để tính toán cho ví dụ này nếu xét đơn giản thì có thể tính riêng khối 1 bằng cách chia lưới phần tử khối này với một lực tập trung F đặt ở mặt trên và các nút ở mặt dưới tiếp xúc với khối 2 được khống chế các bậc tự do cần thiết ví dụ chuyển vị theo phương thẳng đứng bằng 0 . Sau đó tình toán khối 2 với lực phân bố do F tạo ra trong vùng tiếp xúc với khối 1 và các nút ở mặt dưới bị khống chế các bậc tự do cần thiết. Nếu mô phỏng bài toán này theo cách trên thì kết quả sẽ kém chính xác bởi vì mô Hình 1. Ví dụ về bài toán tiếp xúc hình đó không xét đến sự tác dụng tương hỗ của các phần tử kim loại trong vùng tiếp xúc giữa hai