Báo cáo nghiên cứu khoa học: "GIAO THOA VĂN HOÁ TRONG DẠY-HỌC NGOẠI NGỮ: VỀ MỘT VÀI THÓI QUEN TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HỌC NGOẠI NGỮ"

Những khó khăn trong dạy-học ngoại ngữ không chỉ xuất phát từ những dị biệt trong ngôn ngữ trên các bình diện ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng. Những sự khác biệt trong thói quen giao tiếp ngôn ngữ tạo nên những giao thoa văn hoá có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến việc dạyhọc. Người dạy ngoại ngữ cần có hiểu biết đầy đủ về những thói quen đặc trưng này để giúp người học vượt qua những rào cản tâm lý, mang dấu ấn văn hoá trong quá trình học | GIAO THOA VĂN HOÁ TRONG DẠY-HỌC NGOẠI NGỮ VỀ MỘT VÀI THÓI QUEN TRONG giao tiếp CỦA NGƯỜI VIỆT ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HỌC NGOẠI NGỮ CROSS CULTURE IN FOREIGN LANGUAGE TEACHING AND LEARNING ON SOME COMMUNICATIVE PRACTICES OF VIETNAMESE PEOPLE AFFECTING THE ACQUISITION OF A FOREIGN LANGUAGE LÊ VIẾT DŨNG Trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Đà Nang TÓM TẮT Những khó khăn trong dạy-học ngoại ngữ không chỉ xuất phát từ những dị biệt trong ngôn ngữ trên các bình diện ngữ âm ngữ pháp từ vựng. Những sự khác biệt trong thói quen giao tiếp ngôn ngữ tạo nên những giao thoa văn hoá có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến việc dạy-học. Người dạy ngoại ngữ cần có hiểu biết đầy đủ về những thói quen đặc trưng này để giúp người học vượt qua những rào cản tâm lý mang dấu ấn văn hoá trong quá trình học ngoại ngữ. ABSTRACT It is assumed that the dissimilarities on the phonological grammatical and lexical aspects are not the only cause of difficulties in foreign language teaching and learning. In fact it is the differences in language communicative behaviours which cause cultural interferences that have negative influences on the teaching and learning task. Therefore foreign language teachers should be aware of these distinctive features to help learners overcome the psychological and cultural barriers in the teaching and learning process. 1. Giao tiếp ngôn ngữ và giao thoa văn hoá trong giao tiếp ngôn ngữ Từ nhiều thập niên cuối thế kỷ 20 giao tiếp đã trở thành một nội dung nghiên cứu đặc biệt của ngành khoa học xã hội và nhân văn. Con người với tư cách là chủ thể giao tiếp cùng những đặc điểm văn hoá-xã hội lại trở thành đối tượng trung tâm của những nghiên cứu liên ngành nhằm tìm câu trả lời về một hiện tượng rất xưa cũ nhưng ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong xã hội hiện đại giao tiếp giữa người với người. Ngôn ngữ phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người Lênin không còn được nghiên cứu thuần tuý như một hệ thống tín hiệu mà đã được xem xét dưới nhiều bình diện khác nhau của hoạt .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.