Trong khi tốc độ đô thị hoá tại TPHCM diễn ra nhanh chóng, chủ trương mở rộng nội thị của TPHCM kể từ năm 1997 với sự hình thành 5 quận mới bao gồm Quận Thủ Đức, quận 2, Quận 9, Quận 7 và Quận 12, đã góp phần giúp diện tích nội thành TPHCM được mở rộng thêm, với mong muốn thúc đẩy phát triển thành phố theo hướng hiện đại hoá. | đã áp dụng theo phương cách quy hoạch chưa thực sự hiệu quả, chưa chú trọng việc phân kỳ đầu tư (mang tính khả thi) trong quy hoạch, nhất là chưa phân chia thành các khu vực để kiểm soát sự phát triển trong tiến trình đô thị hóa, tương ứng với mức độ phát triển kinh tế của từng địa bàn. Do vậy, hầu hết đất đai ở các khu vực nội thành, vùng ven và ngay cả ngoại thành vẫn phát triển tràn lan, chưa chú trọng đến việc kiểm soát hay khống chế về mức độ đô thị hóa. Điều này đã dẫn đến sự phát triển nhiều khu vực tự phát ở các Quận mới, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực bên trong nội thành trung tâm. Sự đầu tư chưa mang tính tập trung, vẫn còn dàn trãi cho các nơi và do vậy, đã dẫn đến khung hạ tầng chưa đồng bộ và các khu dân cư vẫn chưa được xây dựng hoàn chỉnh. Từ đó, chưa thể kiểm soát chặt chẽ kế hoạch sử dụng đất cụng như tốc độ đô thị hóa diễn ra tại đây và kết quả là vẫn còn hiện tượng đất nông nghiệp bị bỏ hoang hoặc dạng da beo, hoặc bị mua đi bán lại để đầu cơ, ảnh hưởng đến thị trường bất động sản hiện nay.