Loét tiêu hóa là những ổ loét xuất hiện trên lớp niêm mạc của dạ dày, ruột non hoặc thực quản. Nguyên nhân đa phần là do vi khuẩn hoặc do dùng một số thuốc. Loét thực quản thường là hậu quả của trào ngược acid dạ dày Triệu chứng Đau, có thể ở bất kỳ vị trí nào từ rốn tới xương ức. Cơn đau có thể kéo dài từ vài phút tới hàng giờ. Đau thường tăng lên khi đói và ban đêm và dịu đi khi ăn một số loại thức ăn hoặc uống thuốc làm giảm. | Loét tiêu hóa Loét tiêu hóa là những ổ loét xuất hiện trên lớp niêm mạc của dạ dày ruột non hoặc thực quản. Nguyên nhân đa phần là do vi khuẩn hoặc do dùng một số thuốc. Loét thực quản thường là hậu quả của trào ngược acid dạ dày Triệu chứng Đau có thể ở bất kỳ vị trí nào từ rốn tới xương ức. Cơn đau có thể kéo dài từ vài phút tới hàng giờ. Đau thường tăng lên khi đói và ban đêm và dịu đi khi ăn một số loại thức ăn hoặc uống thuốc làm giảm acid dạ dày. Các triệu chứng khác ít gặp hơn gồm - Nôn ra máu đỏ hoặc đen - Đi ngoài phân đen - Buồn nôn hoặc nôn - Sụt cân không rõ nguyên nhân - Đau ngực Nguyên nhân - Vi khuẩn Helicobacter pylori H. pylori đây là nguyên nhân của đa số các trường hợp loét. Bình thường H. pylori không gây ra vấn đề gì nhưng đôi khi vi khuẩn gây viêm ở niêm mạc dạ dày và tá tràng tạo ra ổ loét. - Thuốc giảm đau Dùng thường xuyên các thuốc chống viêm phi steroid NSAID có thể gây kích ứng hoặc gây viêm niêm mạc dạ dày và ruột non. - Hút thuốc lá chất nicotin trong thuốc lá làm tăng thể tích và nồng độ acid dạ dày làm tăng nguy cơ loét và làm vết loét lâu liền. - Uống rượu Rượu gây kích ứng và bào mòn lớp niêm mạc dạ dày và làm tăng lượng acid dạ dày. - Stress. Stress là một yếu tố góp phần gây loét. Stress làm cho triệu chứng loét nặng thêm và khiến vết loét chậm liền. Xét nghiệm và chẩn đoán Chụp X quang đường tiêu hóa trên có uống thuốc cản quang. Nội soi và sinh thiết nếu phát hiện thấy ổ loét. Sinh thiết sẽ cho biết có sự hiện diện của vi khuẩn H. pylori hay không. Xét nghiệm máu tìm kháng thê kháng H. pylori Xét nghiệm ure trong hơi thở đê phát hiện H. pylori. Xét nghiệm phân tìm kháng nguyên H. pylori. Điều trị Kháng sinh Thường phải phối hợp nhiều kháng sinh vì một kháng sinh đơn thuần không đủ đê tiêu diệt H. pylori. Những kháng sinh thường dùng là amoxicillin Amoxil clarithromycin Biaxin and metronidazole Flagyl . Thuốc ức chế tiết acid. Còn gọi là chất chẹn histamin H-2 - làm giảm lượng acid hydrochloric trong đường tiêu hóa. Các thuốc .