Trái Đất quay quanh trục của mình, vì thế mà các vật chuyển động trên Trái Đất đều chịu hiệu ứng Coriolis. Ở phía bắc bán cầu, các vật chuyển động có xu hướng vòng sang phải, còn ở nam bán cầu thì vòng trái (nhìn theo chiều chuyển động của vật) | Hiệu ứng Coriolis - Trên Trái Đất Trái Đất quay quanh trục của mình vì thế mà các vật chuyển động trên Trái Đất đều chịu hiệu ứng Coriolis. Ở phía bắc bán cầu các vật chuyể n động có xu hướng vòng sang phải còn ở nam bán cầu thì vòng trái nhìn theo chiều chuyể n động của vật . Đối với các vật chuyể n động dọc theo đường vĩ tuyến ở Bắc cũng như Nam Bán Cầu thì hiệu ứng Coriolis không làm lệch hướng chuyể n động mà chỉ làm cho vật nặng hơn lên khi chuyển động về phương Tây hoặc nhẹ bớt đi khi chuyể n động về phương Đông . Còn đối với các vật rơi tự do thì chúng đều có điể m rơi lệch về phía Đông so với điể m rọi thẳng đứng của nó bỏ qua ảnh hưởng của gió . Hiệu ứng Coriolis đối với các dòng gió thổi trên bề mặt Trái Đất mô phỏng cho trường hợp lý tưởng là các dòng gió không ma sát với nhau. Hiệu ứng này khó cảm nhận được do chuyển động quay của Trái Đất rất chậm. Nó chỉ xuất hiện trong các quá trình kéo dài hoặc tác động vào những vật chuyển động nhanh hay các vật tự do tức là tổng các lực tác động lên nó là nhỏ cỡ độ lớn của lực Coriolis. Sau đây là một vài ví dụ về ảnh hưởng của hiệu ứng Coriolis Trên Bắc Bán Cầu gió thổi có xu hướng vòng phải còn ở Nam Bán Cầu thì vòng trái Ở Bắc Bán Cầu các dòng sông có bờ phải bị xói mòn nhiều hơn tương ứng ở Bán Cầu Nam - bờ trái Ở Bắc Bán Cầu các xoáy nước và xoáy của gió cuồng phong lốc xoáy hầu như đều xoay theo chiều kim đồng hồ ở Nam Bán Cầu thì ngược lại . Ví dụ nếu từ một miền nào đó trên Bắc Bán Cầu có luồng gió bắt đầu thổi về phía Cực Bắc nghĩa là luồng gió này tiến về những vùng vĩ tuyến có vận tốc dài nhỏ hơn so với nó do vậy gió thổi tới các miền ở phương Bắc không theo chiều Bắc mà theo chiều Đông-Bắc. Càng xa điểm xuất phát bao nhiêu thì thành phần phương Đông càng lớn bấy nhiêu. Đối với người quan sát trên mặt đất thì hiện tượng này trông như thể có một lực nào đấy tác động từ phía Tây về phía Đông. Lực này chính là lực Coriolis. Người đầu tiên đã kiểm chứng bằng thực nghiệm hiệu ứng Coriolis là Léon Foucault .