Giải Nobel Vật lý năm 2001 được trao cho giáo sư người Mỹ Eric A. Cornell tại Viện liên hợp vật lý thiên văn phòng thí nghiệm (JILA) và Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia (NIST) ở Boulder (Colorado, Mỹ), giáo sư người Đức Wolfgang Ketterle tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) ở Cambridge (Massachusetts, Mỹ) và giáo sư người Mỹ Carl E. Wieman tại Viện liên hợp vật lý thiên văn phòng thí nghiệm (JILA) và Đại học Colorado ở Boulder (Colorado, Mỹ) "do đạt được sự ngưng tụ Bose-Einstein trong các khí loãng của các nguyên tử. | GIẢI NOBEL VẬT LÝ 2001 Giải Nobel Vật lý năm 2001 được trao cho giáo sư người Mỹ Eric A. Cornell tại Viện liên hợp vật lý thiên văn phòng thí nghiệm JILA và Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia NIST ở Boulder Colorado Mỹ giáo sư người Đức Wolfgang Ketterle tại Viện Công nghệ Massachusetts MIT ở Cambridge Massachusetts Mỹ và giáo sư người Mỹ Carl E. Wieman tại Viện liên hợp vật lý thiên văn phòng thí nghiệm JILA và Đại học Colorado ở Boulder Colorado Mỹ do đạt được sự ngưng tụ Bose-Einstein trong các khí loãng của các nguyên tử kiềm và do các nghiên cứu cơ bản đầu tiên về các tính chất của các chất ngưng tụ . Vật chất xung quanh chúng ta bao gồm các nguyên tử mà chúng tuân theo các định luật của cơ học lượng tử. Tại các nhiệt độ thông thường chúng thường phù hợp với các quan niệm cổ điển và một chất khí trong các điều kiện như thế có dáng điệu khá giống với một tập hợp của các quả bóng bi a va chạm với nhau và va chạm với các thành bình chứa khí. Tuy nhiên khi hạ nhiệt độ vận tốc của các nguyên tử suy giảm và các tính chất của chúng ngày càng bị chi phối bởi các nguyên lý của cơ học lượng tử. Các nguyên tử quay xung quanh các trục của chúng nghĩa là chúng có spin. Chuyển động quay này được mô tả bằng số lượng tử spin. Nó là một số nguyên hoặc bán nguyên. Các hạt với spin nguyên được gọi là các boson Còn các hạt với spin bán nguyên được gọi là các fermion. Các boson biểu thị dáng điệu xã hội mạnh và ở các nhiệt độ thấp chúng tập hợp lại trong cùng một trạng thái lượng tử có mức năng lượng thấp nhất. Các fermion tránh né nhau và không thể ở cùng một trạng thái lượng tử. Chúng ở các trạng thái có mức năng lượng cao hơn. Sự sắp xếp của các nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn có thể được hiểu trên cơ sở thực tế là các electron trong các lớp vỏ của nguyên tử là các fermion. Các nguyên tố được sắp xếp trong một hệ thống tuần hoàn theo mức độ phức tạp ngày càng tăng của các lớp vỏ electron của các nguyên tử. Năm 1924 nhà vật lý người Ấn Độ S. N. Bose đã thực hiện một tính .