Quả bom Nguyên Tử đầu tiên thả xuống đất Nhật năm 1945 đã làm cho mọi người kinh hoàng về thứ khí giới mới và cũng làm cho các nhà khoa học tin tưởng rằng Thuyết Tương Đối của nhà Đại Bác Học Albert Einstein là đúng. | Robert Oppenheimer - Cha đẻ của bom A Quả bom Nguyên Tử đầu tiên thả xuống đất Nhật năm 1945 đã làm cho mọi người kinh hoàng về thứ khí giới mới và cũng làm cho các nhà khoa học tin tưởng rằng Thuyết Tương Đối của nhà Đại Bác Học Albert Einstein là đúng. Tuy sức tàn phá của quả bom Nguyên Tử quá khủng khiếp song người ta vẫn phải trầm trồ khen ngợi một nhà bác học trẻ tuổi cha đẻ ra quả bom A này. Giáo Sư J. Robert Oppenheimer Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Nguyên Tử Lực tại Los Alamos thuộc tiểu bang New Mexico Hoa Kỳ trái lại rất chán nản về phát minh của mình. Và chính ông Julius Oppenheimer cũng không ngờ người con trai của mình lại trở nên một nhà bác học danh tiếng đến như thế vì ông Julius chỉ ước mong con trai trở thành một công dân trên trung bình. 1 Thuở trẻ của Robert Oppenheimer. Ông Julius Oppenheimer gốc người Do Thái từ nước Đức sang Hoa Kỳ lập nghiệp và hoạt động trong ngành xuất cảng vải sợi tại thành phố New York. Vốn là một đại thương gia ông đã nhiều lần cùng con trai sang thăm châu Âu. Ngay từ thuở nhỏ Robert đã tỏ ra là một cậu bé thông minh và hiếu học. Cậu theo ban trung học trong thành phố New York. Các sách viết bằng tiếng La Tinh Hy Lạp đối với cậu không khó và môn Vật Lý được cậu ưa chuộng nhất. Trong các câu chuyện giữa chúng bạn Robert bàn luận rõ ràng cậu ghét tính ba hoa và ưa tư lự. Phải chăng tính ưa thích cô độc là một đặc tính của các nhà bác học Vào một dịp hè ông Julius dẫn con trai đến phòng thí nghiệm của Giáo Sư Auguste Klock xin cho con theo học thêm về môn Hóa Học. Robert tiến bộ đến nỗi cậu ngốn hết cả chương trình một niên học trong 6 tuần lễ. Ông Klock đã phải ngạc nhiên về trí thông minh của cậu học trò mới này và đã nói Cậu Robert học khá đến nỗi không vị Giáo Sư nào nỡ cấm cản không cho cậu học thêm bài mới . Khi bước chân vào trường Đại Học Harvard Robert đã say sưa với các sách báo của thư viện nhà trường. Các tác phẩm triết học Đông Phương cũng như Tây Phương đã làm chàng thanh niên này đam mê suy nghĩ. Trong 3 năm