Trên Tạp chí La Recherche số tháng có đăng bài báo của hai tác giả Paul Davies và Leonard Susskind xung quanh vấn đề: Thông tin về lỗ đen và vật chất bị nó hút vào có biến mất vĩnh viễn hay không khi lỗ đen bốc hơi? | Cuộc chiến về Lỗ đen Black hole Trên Tạp chí La Recherche số tháng có đăng bài báo của hai tác giả Paul Davies và Leonard Susskind xung quanh vấn đề Thông tin về lỗ đen và vật chất bị nó hút vào có biến mất vĩnh viễn hay không khi lỗ đen bốc hơi Câu hỏi này không chỉ liên quan đến lỗ đen mà còn đến bài toán số một của vật lý là thống nhất lượng tử với hấp dẫn. Vấn đề thông tin quanh lỗ đen đã phân chia các nhà vật lý thành hai nhóm trong vòng hơn 20 năm Nhóm thứ nhất với Stephen Hawking cho rằng thông tin nói trên sẽ bị mất vĩnh viễn nhóm thứ hai với Leonard Susskind thì suy nghĩ ngược lại. Vậy ai đúng ai sai Tạp chí Hoạt động Khoa học xin giới thiệu cùng độc giả bài báo lý thú này để biết quan điểm nào đúng và mối liên quan của vấn đề thông tin này với bài toán số một của vật lý. Lỗ đen là gì Các ngôi sao với khối lượng lớn hơn hai lần khối lượng của mặt trời sau khi đã tiêu hao hết năng lượng hạt nhân của mình sẽ bắt đầu co lại dưới lực hấp dẫn lớn. Quá trình co xảy ra tương đối nhanh dẫn đến hình thành một lỗ đen. Đó là một vật thể có mật độ vật chất cao bán kính bằng bán kính hấp dẫn Rg bán kính hấp dẫn của mặt trời bằng 3 km . Một người quan sát từ bên ngoài không thể nhận được thông tin về sự tồn tại của lỗ đen vì ở đấy trường hấp dẫn quá lớn nên ánh sáng và vật chất do đó mọi tín hiệu đều không thoát ra được. Lúc đầu người ta cho rằng phát hiện một vật thể chết như thế là một điều vô vọng nhưng sau này người ta thấy rằng lỗ đen được bao quanh bởi môi trường khí vũ trụ nên nó hút môi trường này như một máy hút bụi khổng lồ vật chất bị hút sẽ nóng lên và trở thành nguồn bức xạ tia X rất mạnh đặc thù cho lỗ đen. Bên ngoài lỗ đen có một ranh giới gọi là chân trời sự cố chia không - thời gian thành hai miền Miền ngoài tín hiệu có thể đi ra vô cực và miền trong tín hiệu không thoát ra vô cực được. Trên đường chân trời sự cố nón ánh sáng chúc nghiêng vào phía trong lỗ đen nên ánh sáng không thoát ra ngoài được hình 1 . Sau chân trời sự cố là lỗ đen. Một .