Quán Thế Âm Bồ Tát thệ nguyện rộng sâu, từ bi rộng lớn; vì thế, phân thân trong các cõi nhiều như số vi trần, tùy loại hiện hình, tầm thanh cứu khổ độ thoát chúng sanh, nhưng đối với thế giới Sa Bà, Ngài lại càng nghĩ thương xót trọn khắp, tha thiết, cứu vớt chẳng sót. | Ân Quang Văn Sao Tục Biên quyển Hạ phần Tự 41 Quán Thế Âm Bồ Tát thệ nguyện rộng sâu từ bi rộng lớn vì thế phân thân trong các cõi nhiều như số vi trần tùy loại hiện hình tầm thanh cứu khổ độ thoát chúng sanh nhưng đối với thế giới Sa Bà Ngài lại càng nghĩ thương xót trọn khắp tha thiết cứu vớt chẳng sót. Huống chi trong những năm gần đây nhân dân hằng ngày gặp cảnh hoạn nạn dù muốn trốn tránh quả thật cũng không có chỗ nào để lánh mình được mà cũng chẳng có cách nào trốn lánh được bởi thế đạo nhân tâm gần đây đã bại hoại đến cùng cực Ngay như đại ân sanh thành nuôi dạy của cha mẹ vẫn cứ công khai đề xướng bỏ đi lòng hiếu và coi giết hại cha mẹ là chuyện đại nghĩa diệt thân Người dân sống trong cõi đời này chẳng đáng thương ư Do vậy phàm những ai có chánh tri kiến không ai chẳng nghiên cứu Phật học tu trì Tịnh nghiệp để cầu thoát lìa đời ác Ngũ Trược này mau được dự vào Liên Trì Hải Hội ngõ hầu vĩnh viễn lìa mọi sự khổ chỉ hưởng các sự vui. Trong thời thế này Quán Thế Âm Bồ Tát đặc biệt dấy lên lòng đại từ Vô Duyên vận lòng đại bi Đồng Thể trong đủ mọi khổ nạn rủ lòng nghĩ nhớ bảo vệ che chở. Xưng hồng danh của Ngài gặp dữ sẽ hóa lành gặp nạn lại trở thành điều may mắn làm sao kể xiết Những sự tích Bồ Tát cảm ứng đã được ghi chép thấy rải rác khắp các sách. Những sách chuyên ghi chép thì có bộ Quán Âm Từ Lâm Tập của ngài Hoằng Tán Quán Âm Trì Nghiệm Ký của ông Châu Khắc Phục38 Quán Âm Linh Cảm Lục của ông Vưu Tích Âm Quán Âm Bổn Tích Tụng của ông Hứa Chỉ Tịnh Quán Âm Linh Nghiệm Kỷ của ông Nhiếp Vân Đài đều là những sách do được thấy nghe rồi bèn ghi lại. Cư sĩ Lý Viên Tịnh lại tổng hợp từ tất cả các sách nói trên soạn thành một tác phẩm đặt tên là Tân Biên Quán Âm Linh Cảm Lục có 16 38 Quán Âm Từ Lâm Tập được ngài Hoằng Tán biên soạn vào năm Khang Hy thứ bảy 1668 được đưa vào tập 149 của Vạn Tục Tạng gồm ba quyển. Quyển Thượng trích lục những kinh điển trọng yếu về bổn địa của ngài Quán Âm như Bi Hoa Quán Thế Âm Đại Thế Chí Thọ Ký Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương .