Một cách tiếp cận những vấn đề cổ sử Việt Nam - Trương Thái Du Phần 3

Do sự phức tạp và đồ sộ của những kiến thức thiên văn mới, Thái sử không còn đủ sức kiêm công việc quan trắc bầu trời nữa. Tôi đoán thiên văn đã tách ra thành một ngành riêng. Phạm Việp (398 – 455) tác giả Hậu Hán Thư có lẽ ít am hiểu thiên văn nên ông ta không rõ ngôn ngữ của các sử gia như Tư Mã Thiên, Ban Cố. | Do sự phức tạp và đồ sộ của những kiến thức thiên văn mới Thái sử không còn đủ sức kiêm công việc quan trắc bầu trời nữa. Tôi đoán thiên văn đã tách ra thành một ngành riêng. Phạm Việp 398 - 455 tác giả Hậu Hán Thư có lẽ ít am hiểu thiên văn nên ông ta không rõ ngôn ngữ của các sử gia như Tư Mã Thiên Ban Cố. Chính Phạm Việp đã mở ra phong trào suy diễn các khái niệm và địa danh để lớp lớp các nhà sử học Việt - Trung sau này tận tín thư đi theo. Trong Nam man truyện Hậu Hán Thư Phạm Việp viết Lễ ký xưng nam phương viết man điêu đề giao chỉ. Kỳ tục nam nữ đồng xuyên nhi dục cố viết giao chỉ . Tạm dịch Sách Lễ ký bảo người phương nam là man di . Họ xăm trán giao chân. Tục của họ là trai gái có thể tắm chung một khúc sông nên gọi là Giao Chỉ . Cách giải thích của Phạm Việp vừa đầy suy diễn vừa cũ kỹ ông ta chỉ biên tập lời Giả Quyên Chi ghi ở Hán Thư mà thôi Lạc Việt chi nhân phụ tử đồng xuyên chi dục người Lạc Việt cha con thường tắm chung trên một khúc sông . Trong tinh thần Nho Giáo Trung Hoa Phạm Việp chẳng hiểu làm sao mà cha con Lạc Việt có thể hòa đồng như vậy ông ta bèn thay bằng trai gái cho dễ chấp nhận. Dù sao vi phạm luật Nam nữ thụ thụ bất thân còn nhẹ hơn xâm hại Ngũ Luân Nếu nói mọi người đều lầm hết sẽ rất tùy tiện. Thỉnh thoảng trong các sách ra đời sau Hậu Hán Thư vẫn thấy từ Giao Chỉ được dùng như một khái niệm trong ngữ nghĩa khởi thủy của nó dù thời điểm ấy Giao Chỉ hiển nhiên đã là địa danh cố định. Lịch Đạo Nguyên viết trong Thủy Kinh Chú hoàn thành năm 515 .thời hựu kiến Sóc Phương minh dĩ thủy khai bắc thùy toại tịch Giao Chỉ vu nam vị tử tôn cơ chỉ dã tức Vua Hán Vũ Đế vừa khai phá biên thùy Sóc Phương phía bắc vừa mở Giao Chỉ phương nam làm nền móng cho con cháu . Người đọc tinh ý sẽ thấy ngay cặp khái niệm bắc - nam song đối Sóc Phương và Giao Chỉ nó không khác cặp Sóc Phương và Nam Giao đã dẫn trong Thượng Thư là mấy. Có thể có một cách giải thích khác cho vấn đề này. Người Trung Quốc không lầm họ cố ý tung hỏa mù và diễn dịch sai lạc ý .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
47    86    0
53    74    0
51    75    0
50    83    0
46    79    0
48    75    0
51    100    0
49    72    0
53    73    0
48    70    0
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.