Tia laser với những tính năng đặc biệt của nó đã trở thành một phát minh được ứng dụng rộng rãi nhất của thế kỷ XX, đặc biệt trong các ứng dụng y học. | Tia Laser và một số ứng dụng trong y học Tia laser với những tính năng đặc biệt của nó đã trở thành một phát minh được ứng dụng rộng rãi nhất của thế kỷ XX đặc biệt trong các ứng dụng y học. Bước sang thiên niên kỷ mới những ứng dụng của nguồn sáng đặc biệt này ngày càng nhiều và mang lại hiệu quả bất ngờ. Laser Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation trong tiếng Anh có nghĩa là khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ cưỡng bức . Được phát minh từ năm 1960 không ai biết nghĩ rằng ngày nay laser xuất hiện trong hầu khắp các lĩnh vực như nghiên cứu khoa học công nghiệp địa chất vũ trụ. đặc biệt những ứng dụng trong y học nhiều đến nỗi người ta có một ngành riêng là Y học laser Laser Medicine . Laser trở thành một trong những phát minh nhiều ứng dụng nhất trong thế kỷ XX. Có nhiều loại laser ví dụ dạng hỗn hợp khí He - Ne dạng chất lỏng hoặc laser tạo bởi các vật chất trạng thái rắn. Từ đó người ta tạo ra 500 loại laser khác nhau. Máy laser đầu tiên được nhà vật lý Maiman Hoa Kỳ phát minh năm 1960 gọi là laser hồng ngọc Laser Ruby . Laser hồng ngọc là ôxít nhôm pha lẫn crôm. Crôm hấp thụ tia sáng màu xanh lá cây và xanh lục để lại duy nhất tia sáng màu hồng. Cơ chế hoạt động của laser thường dựa trên tác động cưỡng bức các electron của nguyên tử bằng điện trường chẳng hạn di chuyển từ mức năng lượng thấp lên cao. Ở mức năng lượng cao một số electron ngẫu nhiên rơi xuống mức năng lượng thấp giải phóng hạt ánh sáng photon . Bước sóng của tia sáng phụ thuộc vào sự chênh lệch năng lượng giữa các mức. Các hạt photon này va phải các nguyên tử khác kích thích electron khác rơi xuống sinh thêm các photon cùng tần số cùng pha và cùng hướng di chuyển tạo một phản ứng dây chuyền khuếch đại dòng ánh sáng là tia laser. Ánh sáng laser gồm nhiều photon cùng một tần số đơn sắc đồng pha và di chuyển song song với nhau nên có cường độ rất cao và chiều dài đồng pha của chùm sáng lớn. Các tính chất này đem lại nhiều ứng dụng thực tế. Độ an toàn của laser được xếp từ I đến IV. Với