Nhà nghiên cứu Richard Gross thuộc Phòng thí nghiệm phản lực của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho rằng, siêu động đất 8,8 độ richter tại Chile vừa qua có thể đã làm trục Trái Đất dịch chuyển 8 cm, khiến ngày ngắn đi 1,26 micro giây. | Trục trái đất dịch chuyển vì động đất Nhà nghiên cứu Richard Gross thuộc Phòng thí nghiệm phản lực của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA cho rằng siêu động đất 8 8 độ richter tại Chile vừa qua có thể đã làm trục Trái Đất dịch chuyển 8 cm khiến ngày ngắn đi 1 26 micro giây. Tuy nhiên do 1 micro giây chỉ bằng 1 1 triệu giây nên chúng ta không cần phải điều chỉnh đồng hồ. Ngày dài 24 giờ chính là quãng thời gian để Trái Đất quay một vòng quanh trục của nó vì thế sự dịch chuyển của trục sẽ ảnh hưởng tới vòng quay của Trái Đất. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do những thay đổi đột ngột về kích thước của các mảng kiến tạo làm tăng vận tốc xoay của trái đất. Theo ông Gross trận động đất ở Chile đã khiến cho trục Trái Đất dịch chuyển thậm chí còn nhiều hơn thảm họa mạnh 9 1 độ richter năm 2004 ở Indonesia. Nguyên nhân phần nào do vết nứt gây ra động đất ở Chile chạy sâu vào trong lòng đất hơn và có góc nghiêng lớn hơn nên làm trục Trái Đất dịch chuyển theo phương thẳng đứng nhiều hơn. NASA cho biết trận động đất tại Indonesia khiến trục Trái Đất dịch chuyển khoảng 7cm làm cho ngày ngắn hơn 6 8 micro giây. Không chỉ động đất từ lâu giới khoa học đã biết rằng hiệu ứng nhà kính tác động tới độ nghiêng của trục trái đất với tốc độ di chuyển vào khoảng 10 cm năm. Nguyên nhân là tình trạng tan băng ở Bắc Mỹ châu Âu và châu Á khiến khối lượng cực bắc giảm dần. Sự di chuyển của nước ngọt từ những tảng băng tan cũng tác động tới trục trái đất. Theo tính toán của Felix Landerer một nhà khoa học cũng làm việc tại NASA quá trình tan băng ở đảo Greenland khiến trục trái đất tiếp tục nghiêng thêm 26 mm mỗi năm. Tốc độ đó có thể tăng đáng kể trong những năm tới. Trong nghiên cứu mới nhất nhóm của Landerer phát hiện sự gia tăng của các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính cũng làm tăng độ nghiêng của trái đất. Theo tính toán của họ nếu lượng khí CO2 tăng gấp đôi trong khoảng thời gian từ năm 2000 tới 2100 các đại dương sẽ ấm lên và mở rộng. Khi đó nước sẽ bị đẩy về phía các thềm lục địa