Cái giới hạn trong hình ảnh sự vật dưới nhản quan của con người được Matta cởi trói cho ta nhận thức một chiều sâu trực giác không Euclide trên tranh khác với thế giới quang học phẳng thông thường. | Từ lý thuyết lượng tử đến nghệ thuật hiện đại và hậu hiện đại Phần 2 Cái giới hạn trong hình ảnh sự vật dưới nhản quan của con người được Matta cởi trói cho ta nhận thức một chiều sâu trực giác không Euclide trên tranh khác với thế giới quang học phẳng thông thường. Ông theo chân các nhà vật lý để thử nghiệm và tìm thấy một thế giới không gian mới mà con người bị giới hạn trước đây không cảm nghiệm được khác với con mắt bất động vĩnh cửu và đơn điệu của phối cảnh perspective dùng trong thời Phục Hưng cho đến ngày nay. Phương hướng không xác định được trong tranh của ông chúng ta nhìn lên xuống hay ngang dọc làm rối loạn thị giác quan và vì thế dồn hay làm người xem phải trở lại vào trong chính mình. Breton nói về tranh của Matta 2 Ông không ngừng mời chúng ta vào không gian mới đã cố ý bị phá ra rupture delibérée từ quan niệm cũ về không gian bởi vì quan niệm này chỉ có nghĩa trong phạm vi phân bổ của các vật thể đóng và đơn giản sơ yếu mà thôi Không phải là một phương pháp thiết lập hệ tri thức nào khoa học hay nghệ thuật là đúng hơn và triệt tiêu lẫn nhau. Nhưng sự đa dạng của các phương pháp hệ tri thức là điều mà chúng ta nên cổ võ vì chúng thuộc hai phạm trù khác nhau và có thể hỗ tương với nhau. Ta cũng có thể nói rằng vật lý là tri thức kiểm chứng với những dữ kiện cảm nhận sense-data và nghệ thuật là tri thức kiểm nghiệm dùng dữ kiện cảm nhận tạo ra từ người nghệ sĩ 8 . Wolfgang Paalen nhà họa sĩ người Áo sống ở Mexico đã đưa ra chủ trương và ý tưởng Bổ sung Complementarity giữa hai lãnh vực nghệ thuật và khoa học dựa vào từ của Niels Bohr đã dùng cho Nguyên lý bổ sung Complementary Principle trong vật lý lượng tử về hạt và sóng vào các năm 1942-1944 trong tạp chí Dyn do Paalen xuất bản 2 . Nghệ thuật chú trọng về phẩm chất lượng có cái nhìn toàn thể trong khi khoa học chú trọng về số lượng. Sự lưỡng cực này trong triết lý đã có từ trước trong lịch sử giữa cái nhìn định tính của các nhà triết học Hy lạp và định lượng từ Galileo hay giữa Goethe về sự nhận .