Các chi tiết cơ khí chính của máy ép thuỷ lực . Xi lanh và pittông Th-ờng dùng các kiểu xi lanh sau: kiểu pittông trụ, kiểu pittông bậc, kiểu pittông đứng và kiểu nằm ngang, kiểu cố định và kiểu di động, kiểu có bệ đỡ trên mặt bích và trên đáy. Số l-ợng các xi lanh công tác (một, hai, ba bốn và nhiều hơn) phụ thuộc vào công dụng, chức năng công nghệ, lực của máy ép và số l-ợng các mức lực ép khác nhau theo yêu cầu. Trong máy ép thuỷ lực hay sử dụng. | Chương 6 CÁC CHI TIẾT cơ KHÍ CHÍNH CỦA MÁy Ép THUỶ Lực . XI LANH VÀ PITTÔNG Thường dùng các kiểu xi lanh sau kiểu pittông trụ kiểu pittông bậc kiểu pittông đứng và kiểu nằm ngang kiểu cố định và kiểu di động kiểu có bệ đỡ trên mặt bích và trên đáy. Số lượng các xi lanh công tác một hai ba bốn và nhiều hơn phụ thuộc vào công dụng chức năng công nghệ lực của máy ép và số lượng các mức lực ép khác nhau theo yêu cầu. Trong máy ép thuỷ lực hay sử dụng nhiều nhất là các xi lanh cố định hình . Gần đây người ta đã chế tạo máy ép có nhiều xi lanh công tác kiểu di động như máy ép rèn có các xi lanh bố trí ở phía dưới và bệ di động. Trong lĩnh vực chế tạo máy ép hay sử dụng các xi lanh có bệ đỡ trên đáy và trên mặt bích. Bệ đỡ của xi lanh trên đáy là hợp lí nếu xét từ phía độ bền vì trong trường hợp này loại trừ được các ứng suất do sự uốn thành xi lanh bởi phản lực của bệ đỡ trên mặt bích. Ngoài ra thành của xi lanh sẽ không chịu ứng suất kéo theo chiều trục. Khi có bệ đỡ xi lanh trên đáy làm phức tạp thêm kết cấu tăng khối lượng và kích của thân của máy ép Vì vậy trong ngành chế tạo máy ép người ta sử dụng rộng rãi nhất là các xi lanh có bệ đỡ trên mặt bích hình 6-1a . Hình 6-1. Kết cấu của xi lanh a. xi lanh có bệ đỡ trên mặt bích b. cụm xi lanh được cố định với dầm ngang trên 1. xi lanh 2. van tiết lưu của phanh 3. pittông 4. ống dẫn hướng 5. đệm 6. vòng 7. vòng kẹp 8. ống kẹp Theo các đặc trưng của trạng thái ứng suất xi lanh được chia ra làm ba vùng chính vùng trụ A vùng mặt bích đỡ B vùng đáy C. 108 Do vùng hình trụ khá lớn so với vùng đáy và vùng mặt bích đỡ cho nên có thể coi như ống dày và được tính theo công thức Lamê. Nếu như chỉ có áp suất trong p tác dụng lên xi lanh thì trên thành của xi lanh xuất hiện - Úng suất hướng kính 2 A pr 1 - .2 -2 I r2 J r - úng suất hướng tiếp t . 2 A prB 1 32-rH2 - rp2 l r2 J - úng suất theo chiều trục do ảnh hưởng của đáy z P-rB .-2 _ 2 rH - rB trong đó ơt ơz ơr ứng suất lớn nhất xuất hiện bên bề mặt trong của