Cấp độ lời nói của tiếng nhật so với tiếng việt

Cả keiyōdōshi và keiyōshi đều có thể trở thành các phó từ, bằng cách cho ni theo sau trong trường hợp keiyōdōshi: 変になる hen ni naru "trở nên lạ", và bằng cách đổi i sang ku trong trường hợp keiyōshi: 熱くなる atsuku naru "trở nên nóng". | http VÀI NÉT VỀ CẤP Độ LỜI NÓI TRONG TIẾNG NHẬT so VỚI TIẾNG VIỆT NGUYỄN THỊ NGỌC HÂN Một trong những đặc điểm của tiếng Nhật là sự phong phú về cấp độ của lời nói. Chính vì đặc điểm này mà khi tiếp xúc với người Nhật một số người cho rằng tiếng Nhật quá trang trọng và quá lịch thiệp l dễ tạo ra khoảng cách khi giao tiếp. Tuy vậy thực tế hoàn toàn không phảI thế. Mức độ lịch thiệp trong ngôn ngữ tiếng nước nào cũng có. Có ngôn ngữ thể hiện qua phương tiện từ vựng có ngôn ngữ thể hiện bằng phương tiện ngữ pháp và cũng có ngôn ngữ thể hiện sự lịch thiệp đó bằng cả phương tiện từ vựng lẫn phương tiện ngữ pháp. Tiếng Nhật và tiếng Việt là một ví dụ. Trong phạm vi bài này chúng tôi chỉ đề cập đến đặc trưng của các độ lời nói trong tiếng Nhật được thể hiện qua vị ngữ của câu. Sau đó là phần phân tích sơ nét về tiếng Việt để so sánh. I. CÁC CẤP Độ LỜI NÓI TRONG TIẾNG NHẬT 1. Phân loại. Trong tiếng Nhật có hai cách cơ bản để thể hiện sự lịch thiệp trong lờI nói. Một là người nói tự hạ thấp mình xuống qua cách xưng hô hoặc cách sử dụng câu chữ để nâng cao vai trò của người đối thoại hoặc đốI tượng người hoặc vật mà mình đang muốn đề cập đến. Hai là căn cứ vào địa vị xã hộI hoặc tuổi tác của người nghe mà nâng cao vai trò của người ấy trong giao tiếp 2 . Với loại thứ nhất người Nhật sử dụng cách diễn đạt bằng khiêm ngữ còn loại thứ hai người Nhật sử dụng cách diễn đạt bằng kính ngữ. Đây có thể là hai cách diễn đạt ở hai cực đối lập nhau hoàn toàn. 3 Như vậy để trung hoà hoá có một cách diễn đạt khá cũng được sử dụng trong giao tiếp. Cách diễn đạt này vẫn thuộc nhóm các cách diễn đạt lịch thiệp trong tiếng Nhật. Nhưng nó được xem là trung tính vì hệ từ chính trong tiếng Nhật là hệ từ desu khi được dùng trong cách diễn đạt kính ngữ hoặc khiêm ngữ đều được chuyển đổI theo một dạng duy nhất. Đó là de gozaimasu. Tuy vậy vẫn có sự khác biệt giữa cách diễn đạt bằng kính ngữ vớI cách diễn đạt bằng khiêm ngữ khi cùng sử dụng quan hệ từ de gozaimasu. sự khác .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.