Bài viết đã phân tích những vấn đề cơ bản về trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với pháp nhân phạm tội trong thực tiễn pháp luật của Luxembourg, như: lịch sử vấn đề; những nguyên nhân dẫn đến việc các nhà lập pháp Luxembourg quy định TNHS đối với pháp nhân phạm tội; Phạm vi và điều kiện áp dụng TNHS đối với pháp nhân; vấn đề tổng hợp TNHS đối với pháp nhân và thể nhân; hệ thống hình phạt áp dụng đối với pháp nhân phạm tội. . | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Luật học 27 2011 19-29 Trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo Luật hình sự của Luxembourg Trịnh Quốc Toản Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội 144 Xuân Thuỷ Cầu Giấy Hà Nội Việt Nam Nhận ngày 22 tháng 02 năm 2011 Tóm tắt. Bài viết đã phân tích những vấn đề cơ bản về trách nhiệm hình sự TNHS đối với pháp nhân phạm tội trong thực tiễn pháp luật của Luxembourg như lịch sử vấn đề những nguyên nhân dẫn đến việc các nhà lập pháp Luxembourg quy định TNHS đối với pháp nhân phạm tội Phạm vi và điều kiện áp dụng TNHS đối với pháp nhân vấn đề tổng hợp TNHS đối với pháp nhân và thể nhân hệ thống hình phạt áp dụng đối với pháp nhân phạm tội. Trong bài viết tác giả cũng đã phân tích so sánh chế định TNHS đối với pháp nhân trong luật của Luxembourg và một số nước khác như Pháp Bỉ Hà Lan. 1. Đặt vấn đề Ở Việt Nam từ lâu trách nhiệm pháp lý của pháp nhân đã được quy định trong lĩnh vực pháp luật dân sự kinh tế và hành chính. Tuy nhiên trong lĩnh vực hình sự cả hai lần pháp điển hoá với việc ban hành Bô luật hình sự BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999 và nhất là khi soạn thảo Luật sửa đổi bổ sung BLHS năm 1999 Luật này đã được Quốc hội khoá XII thông qua ngày 19 6 2009 và có hiệu lực ngày 01 01 2010 nhà làm luật vẫn chỉ chấp nhận nguyên tắc truyền thống - nguyên tắc TNHS của cá nhân mặc dù mỗi khi tiến hành pháp điển hóa LHS hoặc sửa đổi bổ sung BLHS vấn đề TNHS của pháp nhân đều được đưa ra thảo luận nhưng sau đó nhà làm luật vẫn quyết định đề lại để tiếp tục nghiên cứu vì cho rằng đây là một vấn đề lớn rất phức tạp đụng chạm đến ĐT 84-4-37547512. E-mail quoctoan@vnu. toàn bộ chính sách hình sự của Nhà nước ta từ cơ sở TNHS khái niệm tội phạm đến hệ thống hình phạt. . Tuy nhiên trước những đòi hỏi của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước nói chung và của tiến trình cải cách tư pháp theo Nghị quyết 08-NQ TW ngày 2 1 2002 và 49-NQ TW ngày 2 6 2005 của Bộ Chính trị đã đề ra việc nghiên cứu làm sáng tỏ về mặt khoa học những vấn đề lý luận cơ bản về TNHS nói chung