Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Sự thực hành học tập tích cực của sinh viên: Một thử nghiệm mô hình hóa các yếu tố tác động"

Hành vi học tập mang tính chủ động, tích cực của sinh viên là chủ đề được các nhiều nhà nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục quan tâm. Nghiên cứu này nhằm làm rõ xem những yếu tố nào có thể giải thích về thực hành (hành vi) học tập chủ động, tích cực của sinh viên Việt Nam. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Khoa học Xã hội và Nhân văn 26 2010 174-181 Sự thực hành học tập tích cực của sinh viên Một thử nghiệm mô hình hóa các yếu tố tác động Nguyễn Quý Thanh Nguyễn Trung Kiên Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội 336 Nguyễn Trãi Thanh Xuân Hà Nội Ngày nhận 3 tháng 4 năm 2010 Tóm tắt. Hành vi học tập mang tính chủ động tích cực của sinh viên là chủ đề được các nhiều nhà nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục quan tâm. Nghiên cứu này nhằm làm rõ xem những yếu tố nào có thể giải thích về thực hành hành vi học tập chủ động tích cực của sinh viên Việt Nam. Nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tích hồi qui đa biến nhằm xây dựng các mô hình giải thích dự doán tốt nhất đối với hành vi học tập chủ động với những biến số thuộc về điều kiện môi trường học tập giảng dạy cũng như những đặc điểm tính cách của cá nhân. Từ khóa hành vi học tập chủ động hành vi học tập tích cực mô hình hóa toán học về sự thực hành học tập tích cực Đặt vấn đề Cách tiếp cận đối với hành vi trong mối quan hệ với nhận thức được đặt ra từ khi LaPierre 1934 phát hiện ra rằng nhận thức và hành vi của con người ta dường như có sự không tương ứng inconsistence . Campbell 1961 cho rằng để chuyển hóa nhận thức thành hành vi tương ứng thì con người luôn phải vượt qua các ngưỡng tình huống do bối cảnh tạo ra. Các nghiên cứu sau đó đã tập trung phát triển lí thuyết này như Herbert Spencer 1962 Defleur and Westie 1963 McGuire 1969 Fishbein and Ajen 1975 Allport 1985 Kraus 1995 Stuart Oskamp và cộng sự 2005 . Ở Việt Nam các nghiên cứu của Nguyễn Công Khanh 2005 Nguyễn Quý Thanh và cộng sự 2005 và nhiều nghiên cứu khác cũng tập trung nghiên Coressponding author E-mail nqthanh@vnu. edu. vn cứu lĩnh vực này. Tuy vậy một trong những hạn chế của các nghiên cứu về lĩnh vực hành vi học tập tích cực chính là chưa xác định các ngưỡng tình huống hay là các điều kiện quy định việc hành vi học tập tích cực của sinh viên. Chúng tôi thấy rằng nhận thức của sinh viên về học tập tích cực .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
115    3    1    29-03-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.