Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức hội nghị toàn thể cán bộ, giáo viên đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992. Bài thông tin dưới đây tổng thuật những ý kiến đóng góp cơ bản trong quá trình thảo luận theo tinh thần khoa học, thiết thực. PHONG LAN I. | TẬP TRUNG TRÍ TUỆ ĐÓNG GÓP Ý KIẾN Dự THẢO SỬA ĐỔI BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA HIẾN PHÁP 1992 Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức hội nghị toàn thể cán bộ giáo viên đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992. Bài thông tin dưới đây tổng thuật những ý kiến đóng góp cơ bản trong quá trình thảo luận theo tinh thần khoa học thiết thực. PHONG LAN I. Những vấn đề chung của Dự thảo Bản thuyết minh các nội dung cần nghiên cứu sửa đổi bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 xác định phạm vi sửa đổi bổ sung lần này chỉ tập trung vào một số điều bức xúc về tổ chức bộ máy Nhà nước và về kinh tế văn hóa giáo dục khoa học công nghệ phù hợp với các nội dung mới đã được Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng xác định. Một số ý kiến cho rằng không nên sửa đổi Hiến pháp 1992 trong thời gian này mà nên tập trung cho việc nghiên cứu tổng kết thực tiễn lý luận từ đó mới có thể tiến hành sửa đổi một cách cơ bản toàn diện. Các ý kiến này xuất phát từ nhận thức rằng những vấn đề được nêu trong phạm vi sửa đổi bổ sung chưa thực sự là những vấn đề bức xúc. Về kỹ thuật lập hiến cũng được nhiều ý kiến quan tâm trao đổi. Theo các ý kiến này Dự thảo còn mang tính chất chung chung chưa rõ. Có vấn đề cụ thể được đề cập thì lại là những vấn đề quá nhỏ không mang tính chất điển hình. Nhiều đoạn sửa đổi cũng chủ yếu là sửa đổi về từ ngữ. Những từ ngữ được sửa đổi thực chất là sự sao chép từ ngữ của nghị quyết của Đảng. Trong khi đó Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước ngôn ngữ được sử dụng trong Hiến pháp phải mang tính pháp lý - chính trị. Các ý kiến này đề nghị nên thay thế những từ ngữ chính trị thuần túy bằng các thuật ngữ pháp lý để bảo đảm tính chất của Hiến pháp. II. Những nội dung cụ thể qua các điều khoản Về Chương I - Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Chế độ chính trị Có hai loại ý kiến đóng góp cho Điều 2. Loại ý kiến thứ nhất đề nghị theo phương án 1 giữ nguyên như Hiến pháp 1992 . Bởi lẽ .