QUY TRÌNH BÁN HÀNG - CHƯƠNG 5: MÔ HÌNH HÀNG CHỜ Nắm được qui tắc thiết lập hệ phương trình trạng thái; 4. Hiểu và giải được các hệ thống phục vụ phổ biến trong kinh tế; 5. Hiểu được những khái niệm cơ bản của mô hình hàng chờ. Nội dung chương . Dạng bài toán thường gặp trong kinh tế và phương hướng giải quyết . Các khái niệm cơ bản . Các điều kiện cần thiết để giải bài toán . Qui tắc thiết lập hệ phương trình trạng thái . Một số bài toán thường gặp trong. | CHƯƠNG 5 MÔ HÌNH HÀNG CHỜ Mục tiêu chương Sau khi hoàn thành chương này sinh viên có thể 1. Nắm được những thành phần cơ bản của hệ thống phục vụ 2. Có thể thực hiện kiểm tra tính chất dòng vào của một hệ thống phục vụ 3. Nắm được qui tắc thiết lập hệ phương trình trạng thái 4. Hiểu và giải được các hệ thống phục vụ phổ biến trong kinh tế 5. Hiểu được những khái niệm cơ bản của mô hình hàng chờ. Nội dung chương . Dạng bài toán thường gặp trong kinh tế và phương hướng giải quyết . Các khái niệm cơ bản . Các điều kiện cần thiết để giải bài toán . Qui tắc thiết lập hệ phương trình trạng thái . Một số bài toán thường gặp trong kinh tế 148 Hãy nhớ lại những lần chúng ta phải đứng chờ tại quầy thu tiền ở siêu thị đứng chờ mua xăng tại trạm xăng chờ khám bệnh tại bệnh viện. Những trường hợp này và những trường hợp chờ khác thời gian chờ là điều mà chúng ta không muốn. Chúng ta phải xác định những cách để tính thời gian chờ trong giới hạn cho phép. Nhiều mô hình được phát triển nhằm giúp cho người quản trị hiểu và đưa ra những quyết định tốt hơn. Thuật ngữ của khoa học quản trị hàng chờ được biết như là hàng và những kiến thức được sử dụng cho hàng chờ là lý thuyết hàng chờ. Những năm đầu của thế kỷ 20 A. K. Erlang kỹ sư điện thoại Đan Mạch bắt đầu nghiên cứu sự tắc nghẽn và thời gian chờ trong những cuộc gọi điện thoại. Từ đó lý thuyết hàng chờ đã phát triển và được sử dụng rộng rãi cho những tình huống hàng chờ. Những mô hình hàng chờ gồm những biểu thức và những mối liên hệ được dùng để xác định những chỉ tiêu phản ảnh đặc trưng của các hệ thống. Vài chỉ tiêu thường dùng đối với mô hình hàng chờ là 1. Xác suất hệ thống không có yêu cầu 2. Số yêu cầu trung bình trong hàng chờ 3. Số trung bình các yêu cầu có trong hệ thống 4. Thời gian chờ trung bình của một yêu cầu trong hàng 5. Thời gian chờ trung bình của một yêu cầu trong hệ thống 6. Xác suất chờ của các yêu cầu. Chương này sẽ nghiên cứu một số hệ thống đặc trưng và hình thành hệ thống chỉ tiêu đánh giá