GIÁO ÁN NHẠC LỚP 6 - bài tia nắng hạt mưa

Các em đã được tìm hiểu em nào có thể cho Cô biết những hiểu biết của mình về Nhạc hát? | Bài 8: TIA NẮNG HẠT MƯA Nhạc: Khánh Vinh Lời: Lệ Bình Phần I: Kiểm tra bài cũ Phần II: Bài mới I. Tác giả - tác phẩm II. Âm nhạc thường thức 1. Nhạc hát (thanh nhạc) - Cho HS nghe một đoạn về Nhạc hát - GV hỏi: Các em đã được tìm hiểu em nào có thể cho Cô biết những hiểu biết của mình về Nhạc hát? - HS trả lời: Nhạc hát hay còn gọi là thanh nhạc Là loại nhạc được biểu diễn dưới dạng có nhạc cụ kèm theo. - GV nhận xét (nêu lại khái niệm nhạc hát) Nhạc hát hay còn gọi là thanh nhạc, được biểu diễn dưới dạng có nhạc cụ kèm theo. Các em chú ý nhạc hát là loại nhạc có lời. - GV cho HS xem hình ảnh về các hình thức biểu diễn của nhạc hát - GV hỏi: Các em cho Cô biết Nhạc hát thì có những hình thức biểu diễn thông thường nào? - HS trả lời: Những hình thức biểu diễn thông thường của nhạc hát là: Đơn ca, song ca, đồng ca. - GV hỏi: Có em nào bổ sung thêm không? - HS trả lời: Còn có những hình thức biểu diễn như: Tam ca, tốp ca, hợp xướng - GV nhắc lại câu trả lời: Nhạc hát được biểu diễn dưới nhiều hình thức như: Đơn ca, song ca, tốp ca, tam ca, đồng ca, hợp xướng 2. Nhạc đàn (khí nhạc) - Cho HS nghe 1 đoạn nhạc về nhạc đàn. - GV hỏi: Em nào cho Cô biết sơ lược đôi nét về nhạc đàn? - HS trả lời: Nhạc đàn hay còn gọi là khí nhạc. Là loại nhạc được soạn để biểu diễn cho một hoặc nhiều loại nhạc cụ. - GV nhận xét: Nhạc đàn hay còn gọi là khí nhạc, là loại nhạc được soạn để biểu diễn cho một hoặc nhiều loại nhạc cụ. Các em lưu ý là nhạc đàn thì biểu diễn không có lời. - GV cho HS xem hình ảnh về các hình thức biểu diễn của nhạc hát. - GV hỏi: Em nào có thể cho Cô biết Nhạc đàn có những hình thức biểu diễn thông thường nào? - HS trả lời: Nhạc đàn có những hình thức biểu diễn như: Độc tấu, hòa tấu - GV nhắc lại câu trả lời. Các hình thức biểu diễn thông thường của nhạc đàn là độc tấu, hòa tấu 3. Củng cố bài - Nhận xét bài học, dặn dò học sinh thuộc bài. - Chẩn bị cho bài học sau. PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN Phần I: Kiểm tra bài cũ Phần II: Bài mới 1. Nhạc hát (thanh nhạc) - GV nêu: Nhạc hát hay còn gọi là thanh nhạc, được biểu diễn dưới dạng có nhạc cụ kèm theo. Các em chú ý nhạc hát là loại nhạc có lời. Nhạc hát được biểu diễn dưới nhiều hình thức như: Đơn ca, song ca, tốp ca, tam ca, đồng ca, hợp xướng 2. Nhạc đàn (khí nhạc) - GV nêu: Nhạc đàn hay còn gọi là khí nhạc, là loại nhạc được soạn để biểu diễn cho một hoặc nhiều loại nhạc cụ. Nhạc đàn thì có các hình thức biểu diễn thông thường như độc tấu, hòa tấu. - GV cho nghe 2 đoạn nhạc (nhạc hát và nhạc đàn) - GV nêu câu hỏi thảo luận: Hãy phân biệt sự khác nhau giữa Nhạc hát và Nhạc đàn? Mỗi loại nêu một vài ví dụ minh họa? - HS trình bày phần đã thảo luận. - GV tổng kết: Nhạc hát còn gọi là thanh nhạc còn nhạc đàn gọi là khí nhạc. Nhạc hát thì có lời và kèm theo nhạc cụ còn nhạc đàn thì không có lời nhưng chỉ là nhạc cụ mà thôi. Hình thức biểu diễn của nhạc hát là đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca, đồng ca Còn nhạc đàn thì có độc tấu, hòa tấu. 3. Củng cố - Nhận xét, dặn dò học thuộc bài. - Chuẩn bị bài học cho tiết sau.

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.