Hầu hết ai cũng phải trải qua giai đoạn quan trọng, đánh dấu bước chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn- đó là dậy thì. Chính giai đoạn này, nhân cách, hành vi được hình thành. Thế nhưng đa | : ở bước đầu và bứơc vào giữa của tuổi dậy thì, có sự bộc lộ hết sức mạnh mẽ về tính tình không ổn định, rất dễ chuyển từ cực này sang cực kia. Sở dĩ gọi là tính lưỡng cực trong tính nết của trẻ là họ có biểu hiện trong tính tình khẳng định và phủ định, tích cực và tiêu cực, khẩn trương và buông lỏng, hoạt động và lập lờ, yêu và ghét, vui vẻ và buồn nản, hấp tấp và bình tĩnh, cáu bẳn và bình ổn ví dụ khi xem một bộ phim có ý nghĩa, nghe buổi nói chuyện cảm động, liền hạ quyết tâm, noi gương nhân vật anh hùng điển hình, làm người tốt việc tốt. Nhưng khi bị bạn bè hoặc bạn học châm chọc dè bỉu, thì họ lại dễ thối chí bỏ cuộc, cho mình là ngốc nghếch. Tính hai cực ở trẻ, tất nhiên có nguồn gốc ở cơ chế sinh lý, nhưng nó có nguyên nhân xã hội. Nếu phân tích theo cơ chế sinh lý thì tính nết là kết quả của hoạt động phối hợp của vỏ đại não và thần kinh giao cảm dưới lớp vỏ đó. Ở tuổi dậy thì chức năng nội tiết phát triển rất mau lẹ nhưng tác dụng ức chế của vỏ não thì chưa tới mức hoàn hảo, nên có đặc trưng là tính nết ở tuổi này rất thất thường. Còn nếu phân tích theo nguyên nhân xã hội thì, đối với xã hội trẻ có nhiều nhu cầu rất mãnh liệt, ra sức muốn biểu hiện sức lực của mình. Nhưng chưa có đựoc nhận thức đầy đủ với tính cách phức tạp của xã hội, chưa hiểu thấu tính hợp lý và tính khả thi trong hành vi của bản thân, cũng chưa xác lập được một nhân sinh quan đúng đắn, nguyên vọng và hiện thực không sao thống nhất được nên dẫn đến những xao động rất lớn trong tính tình. Nhưng nhìn chung vẫn là tính nết mạnh mẽ , tình cảm phong phú và nhiệt tình sôi sục, đó vốn là mặt chủ đạo của tuổi này.