Tài liệu tham khảo Giáo trình tổ chức thi công - Chương 3 Lập kế hoạch tiến độ thi công theo sơ đồ mạng | Giáo trình tổ chức thi công Chương III LẬP KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG THEO SO ĐỒ MẠNG . NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VÈ Sơ ĐỒ MẠNG . Sơ ĐỒ MẠNG VÀ ÁP DỤNG CỦA NÓ Chúng ta biết rằng lập kế hoạch tiến độ thi công theo sơ đồ ngang có ưu điểm là đơn giản dễ lập và sử dụng được cho nhiều đối tượng phù hợp với trình độ chung của đội ngũ cán bộ kỷ thuật xây dựng cũng như mức độ thi công của nước ta hiện nay. Nhưng nó có nhược điểm là Thể hiện mối quan hệ và trình độ thi công cũng như những yêu cầu kỷ thuật giữa các công việc. Thể hiện trên kế hoạch tiến độ không rõ ràng do đó khi chỉ đạo thi công thường xảy ra tình trạng công việc đi sau có khi lại thi công trước công việc trước hoặc bỏ xót công việc. Mặt khác bản thân kế hoạch tiến độ thi công sơ đồ ngang không thể hiện được rõ ràng công việc nào là chủ yếu công việc nào là thứ yếu để tập trung chỉ đạo có trọng điểm . Đồng thời các dự án lớn phức tạp thì sơ đồ ngang không có khả năng thể hiện. Để khắc phục những nhược điểm của sơ đồ ngang người ta đã biểu diễn kế hoạch tiến độ theo một dạng sơ đồ khác loại sơ đồ bao gồm các khuyên tròn và những mũi tên liên hệ với nhau thành một mạng khép kín gọi là sơ đồ mạng lưới. Sơ đồ mạng đựơc hình thành từ cuối những năm năm mươi và ngay sau đó nó đã được phát triển nhanh chóng về mọi mặt lý thuyết và được áp dụng rộng rãi trong việc lập chương trình thực hiện các dự án ngắn hạn và trung hạn của nhiều lĩnh vực khác nhau. Nó thể hiện tập trung ở các lĩnh vực - Quản lý phân phối và sử dụng vốn đầu tư - Quản lý các nguồn vật chất - kỹ thuật phục vụ sản xuất - Quản lý kế hoạch tác nghiệp - Ke hoạc hóa các công việc điều tra nghiên cứu và quyết định . Phương pháp sơ đồ mạng là một lọai mô hình lập kế hoạch thực hiện các dự án dựa trên cơ sở lý thuyết đô thị. Trong tổ chức thi công xây dựng phương pháp sơ đồ mạng cũng được sử dụng để lập kế hoạch tiến độ thi công và quản lý tác nghiệp sản xuất. Để có một khái niệm sơ bộ về sơ đồ mạng ta hãy xét một ví dụ sau Ví dụ Người ta lắp ghép