Một đất nước muốn phát triển đuổi kịp và trở thành nước tiên tiến trên thế giới thì không chỉ dựa vào một ngành nghề nào cả mà phải phát triển đồng đều tất cả các ngành nhưng phải biết lấy những ngành mà nước mình có lợi thế so sánh để phát triển làm mũi nhọn hay nói cách khác đất nước phải có một cơ cấu ngành phù hợp với từng giai đoạn phát triển của mình. Việt Nam ta là nước đang phát triển và đang từng bước hoà nhập với nền kinh tế thế giới. | Việt Nam đi vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trùng với với thời điểm thế giới đang diễn ra những thay đổi lớn về chính trị và kinh tế. Xu thế hoà hoà bình và hợp tác để phát triển ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc; toàn cầu hoá và khu vực hoá đời sống kinh tế đã trở thành một trong những xu thế phát triển chủ yếu của quan hệ quốc tế hiện đại. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyên môn hoá và hợp tác giữa các quốc gia làm cho lực lượng sản xuất được quốc tế hoá ngày càng cao. Những tiến bộ của khoa học công nghệ, đặc biệt là ngành tin học, đã dân tới sự hình thành những mạng lưới toàn cầu như: "xa lô thông tin", "thương mại điện tử". Đặc điểm này đòi hỏi các nước đều phải nỗ lực hội nhậ vào xu thể chung, điều chỉnh chính sách theo hướng mở cửa. Chúng ta cũng nhận thức rõ hội nhập khu vực và quốc tế thực chất là cuộc đấu tranh phức tạp để góp phần phát triển kinh tế, củng cố an ninh chính trị , giữ gìn bản sắc dân tộc. Quán triệt đặc điểm này là yếu tố quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng và có hiệu quả.