SỰ TẠO CẤU THỂ. HỆ PHÂN TÁN MÔI TRƯỜNG KHÍ Cấu thể là một trạng thái của hệ keo phổ biến trong tự nhiên đó là trạng thái rắn hoặc gần rắn của 1 hệ phân tán, cần thiết cho sự tạo hình của đất, của việc chế biến thực phẩm Trong chương này cũng đề cập đến hệ phân tán trong môi trường khí (aerosol và bột) đó là loại hệ phân tán vi dị thể đa dạng và đa phân tán thường gặp trong thực tế . . | Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Hoá keo 84 CHƯƠNG VII SỰ TẠO CẤU THỂ. HỆ PHÂN TÁN MÔI TRƯỜNG KHÍ Cấu thể là một trạng thái của hệ keo phổ biến trong tự nhiên đó là trạng thái rắn hoặc gần rắn của 1 hệ phân tán cần thiết cho sự tạo hình của đất của việc chế biến thực phẩm. Trong chương này cũng đề cập đến hệ phân tán trong môi trường khí aerosol và bột đó là loại hệ phân tán vi dị thể đa dạng và đa phân tán thường gặp trong thực tế . I. Sự tạo cấu thể. 1. Phân biệt keo tụ với cấu thể. Sự keo tụ là trạng thái có tính bền rất kém của hệ tính phân tán không còn hệ keo bị phân chia thành 2 pha pha keo tụ gồm các hạt keo sắp xếp xít nhau và pha kia là môi trường của hệ như một hệ cụ thể rắn - lỏng rắn - khí. .Sự keo tụ kết thúc như sự kết tủa trong dung dịch thể tích pha keo tụ thường chiếm tỷ lệ nhỏ so với thể tích của hệ keo ban đầu. Ở pha ấy các hạt bên nhau không có tính cấu trúc vì lực dính giữa các hạt còn nhỏ. Tuy nhiên ở một số hệ keo khi làm giảm thế đẩy thì thế hút chiếm ưu thế thế tổng hợp tăng các hạt keo dính vào nhau tạo ra một khung cấu trúc xốp có tính bền cơ học và môi trường được nạp đầy trong khung đó. Đó là sự tạo cấu thể hệ keo đang ở trạng thái phân tán lỏng chuyển sang trạng thái rắn hoặc gần rắn chiếm phần lớn hoặc toàn bộ thể tích của hệ. Brnffifflvo a c Hình Trạng thái keo tụ và cấu thể a keo tụ thể tích pha keo tụ là Vo b và c cấu thể thể tích cấu thể là V1 và v2 Hình cho thấy Thể tích pha keo tụ là vo rất nhỏ so với thể tích của hệ cấu thể của keo ghét lưu từ các hạt hình cầu có thể tích V1 lớn hơn thể tích pha keo tụ nhưng nhỏ hơn thể tích cấu thể v2 của keo ghét lưu từ các hạt dạng hình tấm. Hệ keo ghét lưu tạo cấu thể gọi là gel ví dụ gel axít silicic silicagel . Hệ keo ưa lưu và hệ bán keo tạo cấu thể thì thường gọi là thạch ví dụ thạch aga thạch geletin. Gel có độ bền cơ học cao và rắn ví dụ sự hoá rắn xi măng khi xây dựng chính là sự tạo gel thạch có độ bền cơ học thấp nhưng dẻo và đàn hồi đó là đặc điểm cần .