CƠ SỞ DI TRUYỀN TÍNH CHỐNG CHỊU ĐỘ ĐỘC SẮT 7-1. GIỚI THIỆU CHUNG Độ độc sắt có thể làm giảm nghiêm trọng năng suất hạt (Genon và ctv. 1994). Trong đất phèn trồng lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, độ độc sắt được xem là yếu tố hạn chế chính, cùng với hàm lượng hữu cơ cao, phản ứng với ion sắt trong điều kiện đất ngập nước. Trong điều kiện canh tác cây trồng cạn, thí dụ lúa được canh tác trên đất có điều kiện thoáng khí, rất khó tìm hiện tượng ngộ độc do. | Chương 7 CƠ SỞ DI TRUYỀN TÍNH CHÔNG CHỊU ĐỘ ĐỘC SẮT 7-1. GIỚI THIỆU CHUNG Độ độc sắt có thể làm giảm nghiêm trọng năng suất hạt Genon và ctv. 1994 . Trong đất phèn trồng lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long độ độc sắt được xem là yếu tố hạn chế chính cùng với hàm lượng hữu cơ cao phản ứng với ion sắt trong điều kiện đất ngập nước. Trong điều kiện canh tác cây trồng cạn thí dụ lúa được canh tác trên đất có điều kiện thoáng khí rất khó tìm hiện tượng ngộ độc do sắt Quijano và Mendoza 1994 . Trong các biểu loại đất có vấn đề độ độc sắt thường gặp khi điều kiện pH đất thấp khả năng trao đổi cation CEC thấp trạng thái base thấp cung cấp Mn thấp và mức độ thoát nước kém Ponnaperuma 1974 Ponnaperuma và Solivas 1982 . Độ độc sắt thường được tìm thấy trên đất phèn trẻ Sulfaquepts đất phù sa cổ và đất phù sa cát kém thoát nước Hydraquents Fluvaquents ở các thung lũng đất acid phù sa và phù sa cổ Tropaquepts và Tropaquents đất than bùn Quijano và Mendoza 1994 . Độ độc sắt trong cây lúa biểu thị ra bên ngoài các triệu chứng như sau những đốm nâu nhỏ li ti ở lá thứ hai sau lá trên cùng dần dần các vết nhỏ này lan rộng làm lá có màu nâu tím vàng cam tùy theo giống lúa. Có khi lá lúa cuộn tròn lại. Trong trường hợp ngộ độc sắt qúa nặng lá thứ hai trở xuống sẽ trở nên nâu sậm rồi chết. Mức độ tăng trưởng và khả năng đẻ nhánh sẽ bị ức chế hệ thống rễ trở nên thô cứng và có màu nâu sậm. Nếu hiện tượng ngộ độc sắt xảy ra muộn khả năng tăng trưởng không bị ảnh hưởng nhưng năng suất hạt sẽ bị giảm do tính chất bất thụ. Rễ lúa kém phát triển đen thối và có sắt bao bọc bên ngoài Benckiser và ctv. 1982 . Biến đổi về độ độc sắt rất rộng cho nên ảnh hưởng của nó rất đa dạng. Tanaka và ctv. 1966 ghi nhận hàm lượng sắt trong đất có thể gây độc cho cây lúa biến thiên từ 10 đến 1000 mg L. Mức biến thiên rộng như vậy khiến cho người ta rất khó xác định tiêu chuẩn gây hại của sắt dạng hiện diện của nó giai đoạn cây lúa nhạy cảm nhất giống lúa sự có mặt của chất ức chế hô hấp tình trạng dinh dưỡng của .