Dùng cách chiếu để ta có thể thay đổi người bệnh qua nhiều tư thế khác nhau khi chiếu ta sẽ xem: Hình thể, kích thước, vị trí và cuống tim. - Sự co bóp và giãn nở của tim, nói cách khác là xem tình trạng tim và động mạch chủ đập như thế nào. - Hình thái các động mạch phổi ra sao. - Tình trạng nhu mô phổi và màng phổi. - Tình hình cử động của cơ hoành. B- CHỤP 1. Chụp xa để lấy toàn bộ hình muốn chụp. 2. Ghi hình chiếu thẳng để có được thật đúng kích thước. | KHÁM TIM CÁC PHƯƠNG PHÁP CẬN LÂM SÀNG -PHẦN 1 I- X QUANG TIM MẠCH A- CHIẾU Dùng cách chiếu để ta có thể thay đổi người bệnh qua nhiều tư thế khác nhau khi chiếu ta sẽ xem Hình thể kích thước vị trí và cuống tim. - Sự co bóp và giãn nở của tim nói cách khác là xem tình trạng tim và động mạch chủ đập như thế nào. - Hình thái các động mạch phổi ra sao. - Tình trạng nhu mô phổi và màng phổi. - Tình hình cử động của cơ hoành. B- CHỤP 1. Chụp xa để lấy toàn bộ hình muốn chụp. 2. Ghi hình chiếu thẳng để có được thật đúng kích thước của tim. 3. Chụp động để ghi trên phim các cử động của bờ tim. 4. Chụp cắt lớp ít dùng trong khoa tim. 5. Chụp buồng tim mạch bơm chất thuốc cản quang vào các buồn tim rồi chụp. C- KẾT QUẢ CHIẾU CHỤP TIM BÌNH THƯỜNG 1. Tư thế thẳng Hình 4 - Bên phải Cung trên tĩnh mạch chủ trên. Cung dưới Nhĩ phải. - Bên trái Cung trên quai động mạch chủ. Cung giữa thân động mạch phổi. Cung dưới tâm thất trái. Phần tim tiếp xúc cơ hoành thất phải Trên hình vẽ D Điểm tiếp giáp giữa tĩnh mạch chủ trên và nhĩ phải. D Điểm tiếp giáp nhĩ phải với cơ hoành. G Điểm tiếp giáp giữa động mạch phổi và cơ hoành. C Giữa thất trái với cơ hoành. 2. Tư thế chếch phải trước. nghiêng người 45 độ vai phải ở đằng trước . Trên phim thấy hình tim ở phía phải cột sống ở phía trái trước và sau cột sống còn thấy tổ chức phổi. Từ trên xuống Hình 5a - Bờ trước Phần trên của động mạch chủ 1 . Thân động mạch phổi 2 Tâm thất trái 3