Giáo án Lịch sử lớp 6 : Tên bài dạy : TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ (GIỮA THẾ KỈ I – GIỮA THẾ KỈ VI) ( tiếp theo)

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1/ Kiến thức - Cùng với sự phát triển kinh tế của Giao Châu từ thế kỉ I – thế kỉ VI ( tuy chậm chạp), xã hội cũng có những chuyển biến sâu sắc. - Do chính sách áp bức, bóc lột của bọn đô hộ, đa số nông dân ngày càng nghèo đi, một số ít trở thành nông dân lệ thuộc và nô tì. | TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ GIỮA THẾ KỈ I - GIỮA THẾ KỈ VI tiếp theo I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1 Kiến thức - Cùng với sự phát triển kinh tế của Giao Châu từ thế kỉ I - thế kỉ VI tuy chậm chạp xã hội cũng có những chuyển biến sâu sắc. - Do chính sách áp bức bóc lột của bọn đô hộ đa số nông dân ngày càng nghèo đi một số ít trở thành nông dân lệ thuộc và nô tì. - Bọn thống trị Hán cướp đất của dân ta bắt dân ta cày cấy chúng giàu lên nhanh chống và có thế lực địa chủ Hán . - Một số quý tộc cũ của Âu Lạc trở thành hào trưởng địa chủ Việt có cuộc sống khá giả nhưng vẫn bị coi là tầng lớp bị trị. - Trong cuộc đấu tranh chống sự động hóa của phong kiến phương Bắc tổ tiên ta vẫn kiên trì bảo vệ tiếng Việt phong tục tập quán và văn hoá Việt. - Những nét chính về cuộc khởi nghĩa Bà Triệu 248 Nguyên nhân diễn biến ý nghĩa lịch sử . 2 Tư tưởng - Giáo dục lòng tự hào dân tộc nhân dân ta trong hoàn cảnh rất khó khăn vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc chống lại sự đồng hoá của kẻ thù. - Giáo dục HS lòng biết ơn đối với Bà Triệu đã dũng cảm chiến đấu giành lại độc lập dân tộc. 3 Kĩ năng - Học sinh làm quen với phương pháp phân tích. - Làm quen với nhận thức lịch sử thông qua biểu đồ. II NỘI DUNG 1 Ổn định lớp TG 1 Phút 2 Kiêm tra bài cũ TG 4 Phút - Chế độ cai trị của phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I -thế kỉ VI có gì thay đổi. - Trình bày những biểu hiện mới của nông nghiệp nước ta thế kỉ I đến thế kỉ VI . 3 Bài mới Ở tiết trước chúng ta đã học những chuyển biến về kinh tế của đất nước trong các thế kỉ I - VI. Chúng ta đã nhận biết tuy bị thế lực phong kiến đô hộ tìm mọi cách kìm hãm nhưng nền kinh tế của nước ta vẫn phát triển dù là chậm chạp. Từ sự chuyển biến của kinh tế đã kéo theo những chuyển biến trong xã hội vậy các tầng lớp xã hội thời Văn Lang - Âu Lạc đã biến chuyển thành các tầng lớp mới thời kì bị đô hộ như thế nào Vì sao lại xảy ra cuộc khởi nghĩa năm 248 Diễn biến kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.