Bài báo đi sâu phân tích mô hình bài toán điều chỉnh nội lực trong cầu treo dây văng, thi công theo ph-ơng pháp đúc hẫng cân bằng và minh hoạ bằng ví dụ tính theo ch-ơng trình RM 2000. | PHÂN TÍCH MÓ HÌNH BÀI TOÁN ĐIỂU CHỈNH NỘI LỰC TRONG CẨU TREO DÂY VĂNG PGS. TS. LÊ ĐẮC CHỈNH KS. NGUYỄN TRỌNG NGHĨA Bộ môn Tự động hoá thiết kếcầu đường Khoa Công trình - Trường Đại học GTVT Tóm tắt Bài báo đi sâu phân tích mô hình bài toán điều chỉnh nội lực trong cầu treo dây văng thi công theo phương pháp đúc hẫng cân bằng và minh hoạ bằng ví dụ tính theo chương trình RM 2000. Summary This article concentrates on analysing model of internal force adjustment in cable-stayed bridge which is constructed by free cantilever method FCM . An illustration proceduced by using RM2000 program is also given. I. GIỚI THIỆU CHUNG Ngày nay kết cấu cầu treo dây văng đã vượt được những nhịp rất lớn. Năm 1999 Nhật Bản đã nâng kỷ lục vượt nhịp lên 859 m ở cầu Tatara dự kiế n đến năm 2007 Trung Quốc sẽ đưa kỷ lục này lên cho cầu Stonecutter ở Hồng Kông. Nế u so sánh ta thấy khả năng vượt nhịp của cầu treo dây văng hơn hẳn các dạng cầu vòm cầu dàn và dầm liên tục nên rất thích hợp để thiết kế các cầu lớn. Về đô cứng và hiệu quả kinh tế thì vượt trôi hơn cả cầu treo dây võng xem hình 1 . Hình 1. Khả năng vượt nhịp và hiệu quả kinh tế cũa cầu treo dây văng so với các dạng cầu khác 1 Ở nước ta hiện nay cũng đã và đang xây dựng những cầu treo dây văng có nhịp tương đối lớn như cầu Bính 260m cầu Mỹ Thuận 350m cầu Bãi cháy 435m và cầu Cần thơ 550m . Cầu treo dây văng có kết cấu không gian phức tạp có số bậc siêu tĩnh cao nhất là đối với những cầu có số dây nhiều sử dụng khoang nhỏ. Tuy nhiên phần cơ bản nhất của giải pháp kết cấu vẫn là sự làm việc của dầm chủ bô phận này được treo bằng các dây cáp nghiêng tạo thành những liên kết đàn hồi nhờ đó mà làm giảm đáng kể mô men uốn cục bô giữa 2 điểm neo 2 . Song để có môt biểu đồ mô men như mong muốn ở giai đoạn hoàn thành công trình thông thường người ta phải căng chỉnh các dây cáp nhiều lần và mỗi lần căng môt dây cáp lại ảnh hưởng đến tất cả nôi lực đã được tạo ra ở lần căng trước đó. Vì vậy việc căng chỉnh các dây cáp xiên trở thành