Đến hết thế kỷ XIX, Việt Nam vẫn là một nước phong kiến điển hình dưói sự cai trị của triều đình nhà Nguyễn (An Nam). Đây là một xã hội bảo thủ và phản động với nhiều chính sách cai trị hà khắc, bóc lột nhân dân một cách sâu sắc làm cho nền kinh tế ngày càng đi xuống và tụt hậu, đời sống nhân dân cực khổ, lầm than. Tính bảo thủ của triều đình nhà Nguyễn thể hiện ở chỗ: Nhà Nguyễn vẫn duy trì một nền kinh tế tự nhiên( tự cung, tự cấp) lấy nông nghiệp lạc hậu làm nền tảng, | Đầu thế kỷ XX, thực dân pháp tiến hành các cuộc khai thác thuộc địa ( lần thứ nhất(1897-1913) và lần thứ hai(1919-1929)). Lúc này xã hội Việt Nam bắt đầu có sự phân hoá: Thực tiễn đã xuất hiện 2 giai cấp mới đó là giai cấp tư sản và giai cấp công nhân. Bên cạnh đó đã có nhiều lý luận mới xuất hiện( “Tân thư”, “tân văn” ) cùng các cuộc vân động cải cách của Khang Hữu Vi, Lương Khả Siêu từ Trung Quốc đã ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam. Dưới tác động của những nhan tố mới các phong trào yêu nước Việt Nam chuyển dần sang xu thế dân chủ tư sản như: Phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân, Việt Nam Quang Phục Hội Những phong trào này đã ghi thêm những trang sử vẻ vang của dân tộc, nhưng cuối cùng thất bại, vì gắn với hệ tư tưởng tư sản. Hệ tư tưởng này đã không phù hợp với tình hình trên thề giới nói chung và tình hình trong nước nói riêng. Mặt khác, nó được truyền bá qua các vị sĩ phu phong kiến nên phần nào đó không phù hợp vì không hiểu rõ bản chất và nặng theo tư tưởng phong kiến vì vậy còn nhiều hạn chế. Họ không thể gánh vác được nhiệm vụ lịch sử của đât nước.