Trong sự nghiệp đổi mới của Đảng, của đất nước, Đảng cộng sản Việt Nam đã vạch ra con đường phát triển của đất nước: “Lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng hồ chí minh làm nền tảng, tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động”. Với tính chất thời đại đó, nhóm tiểu luận chúng tôi chọn đề tài: nói: “Sự phát triển pháp luật, triết học, tôn giáo, văn hóa nghệ thuật, là dựa trên sự phát triển kinh tế, nhưng tất cả chúng đều tác động với nhau và cùng ảnh hưởng tới cơ sở kinh tế” | Trong quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phàn theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, cần vận dụng và quán triệt quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Cơ sở hạ tầng là kết cấu kinh tế đa thành phần trong đó có thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể và nhiều thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể và nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Tính chất đan xen quá độ về kết cấu của cơ sở kinh tế vừa làm cho nến kinh tế xôi động, phong phú, vừa mang tính chất phức tạp trong quá trình thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một kết cấu kinh tế năng động, phong phú, được phản chiếu lên kiến trúc thượng tầng và đặt ra đòi hỏi khách quan là nền kiến trúc thượng tầng cũng phải đổi mới để đáp ứng đòi hỏi của cơ sở kinh tế. Như vậy kiến trúc thượng tầng mới có sức mạnh đáp ứng đòi hỏi của cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, việc đổi mới cơ sở hạ tầng và kiên trúc thượng tầng rất phức tạp. Điều quan trong trước hết là cần sớm hình thành và thống nhất những quan điểm sử lý thiết yếu.