Tóm tắt: Bài báo đưa ra khảo sát về hai mô hình tính toán đối với cốt thép chịu tải trọng lặp. Hai mô hình được giới thiệu là mô hình đàn dẻo củng cố đẳng hướng và mô hình Pinto Menegotto. Những mô hình tính toán này sẽ được sử dụng để nghiên cứu trạng thái làm việc của một kết cấu bê tông cốt thép chịu tải trọng lặp. | LỰA CHỌN MÔ HÌNH CỐT THÉP TRONG VIỆC MÔ PHỎNG TRẠNG THÁI ỨNG XỬ CỦA KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP CHỊU TẢI TRỌNG LẶP TS. NGUYỄN XUÂN HUY Bộ môn Kết cấu xây dựng Viện KH và CNxây dựng giao thông Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt Bài báo đưa ra khảo sát về hai mô hình tính toán đối với cốt thép chịu tải trọng lặp. Hai mô hình được giới thiệu là mô hình đàn dẻo củng cố đẳng hướng và mô hình Pinto -Menegotto. Những mô hình tính toán này sẽ được sử dụng để nghiên cứu trạng thái làm việc của một kết cấu bê tông cốt thép chịu tải trọng lặp. Các kết quả mô phỏng sẽ được so sánh với kết quả thực nghiệm qua đó đưa ra những ưu và nhược điểm của mồi loại mô hình. Summary This paper presents two models of steel reinforced under cyclic loading. The first one is the isotropic kinematic hardening model and the other is Pinto -Menegotto model. These models are used to evaluate the behaviour of reinforced concrete structures under cyclic loading. Comparison between the experimental and the numerical results shows the advantages and the disadvantages of both models. 1. Đặt vấn đề Trong các tính toán về kết cấu bê tông cốt thép thông thường người ta chỉ xét đến khả năng làm việc của vật liệu nói chung và cốt thép nói riêng ở giai đoạn đàn hồi. Tuy nhiên việc nghiên cứu trạng thái ứng xử của vật liệu ở giai đoạn sau đàn hồi là điều cần thiết nhằm hiểu rõ cơ chế làm việc của kết cấu. Nội dung của bài báo này là khảo sát hai mô hình tính toán đối với cốt thép chịu tải trọng lặp. Sau khi trình bày hiệu ứng đặc biệt của thép khi chịu loại tải trọng này hai mô hình tính toán đối với thép được giới thiệu. Hai mô hình tính toán đó sẽ được sử dụng để phân tích trạng thái làm việc của một kết cấu cột bê tông cốt thép chịu tải trọng lặp. Các kết quả mô phỏng sẽ được so sánh với kết quả thực nghiệm qua đó đưa ra những ưu và nhược điểm của mỗi loại mô hình. CT2 2. Hiệu ứng Bauschinger khi cốt thép chịu tải trọng lặp Khi cốt thép chịu tải trọng lặp kéo -nén phần lớn các loại cốt thép đều bị thay