Báo cáo khoa học: "XÁC ĐỊNH BỀ RỘNG CÓ HIỆU CỦA BẢN CÁNH DẦM LIÊN HỢP THÉP - BÊ TÔNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN"

Tóm tắt: Bài báo giới thiệu cơ sở lý thuyết về các phương pháp xác định bề rộng bản cánh có hiệu của dầm liên hợp thép - bê tông và trình bày cụ thể cách tính theo phương pháp phần tử hữu hạn. Các kết quả tính toán bằng phần mềm MIDAS Civil cho một cầu dầm bằng thép - bê tông liên hợp cũng sẽ được giới thiệu. | XÁC ĐỊNH BỀ RỘNG CÓ HIỆU CỦA BẢN CÁNH DẦM LIÊN HỢP THÉP - BÊ TÔNG BẰNG pHươNG pháp phần tử hữu HạN KS. BÙI THANH MAI Bộ môn Kết cấu Xây dựng Viện Khoa học Công nghệ XDGT KS. NGUYỄN XUÂN TÙNG Bộ môn Kết cấu Khoa Công trình Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt Bài báo giới thiệu cơ sở lý thuyết về các phương pháp xác định bề rộng bản cánh có hiệu của dầm liên hợp thép - bê tông và trình bày cụ thể cách tính theo phương pháp phần tử hữu hạn. Các kết quả tính toán bằng phần mềm MIDAS Civil cho một cầu dầm bằng thép - bê tông liên hợp cũng sẽ được giới thiệu. Summary This article introduces theoretical basis and methods of estimating effective flange width for steel - concrete composite girder and details about the analysis with the finite element method. It also expresses some results of a calculation using MIDAS Civil Software for a steel - concrete composite girder bridge. I. KHÁI NIỆM BỀ RỘNG BẢN CÁNH CÓ HIỆU Trong cấu kiện chịu uốn dạng mặt cắt chữ T do có sự liên kết chặt chẽ giữa bản cánh và sườn dầm nên bản cánh cũng sẽ tham gia chịu uốn cùng với sườn dầm. Tuy nhiên theo chiều rộng của bản hay theo phương ngang dầm mức độ tham gia của bản là khác nhau. Điều này được thể hiện thông qua sự phân bố ứng suất pháp theo phương ngang của bản. Do ảnh hưởng của sự cắt trễ ứng suất này có những thay đổi đáng kể phụ thuộc vào quan hệ độ cứng của bản với độ cứng của dầm kiểu gối cũng như khoảng cách đến gối của mặt cắt đang xét. Các bản có chiều dày lớn và đặc chắc sẽ có độ cứng lớn và do đó ứng suất theo phương ngang của nó ít thay đổi hơn ở các bản mỏng. Nói chung các khu vực càng xa sườn dầm ứng suất trong bản càng nhỏ. Để đơn giản cho quá trình tính toán sự tham gia làm việc thực tế của bản cùng với dầm sẽ được tính toán thông qua khái niệm bề rộng có hiệu. Trên bề rộng này ứng suất pháp trong từng thớ của bản được giả thiết là bằng nhau và bằng ứng suất tại vị trí nằm trên sườn dầm hình 1 2 6 . II. XÁC ĐỊNH BỀ RỘNG CÓ HIỆU CỦA BẢN CÁNH DẦM LIÊN HỢP THÉP - BÊ TÔNG

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
15    20    4    27-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.