Thực trạng của ngành điện tử viễn thông sau khi Việt Nam gia nhập WTO

Chưa đầy 1 năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường viễn thông đã có những chuyển biến tích cực, sôi động hơn với xu thế hội nhập quốc công nghệ mới được đầu tư nhiều hơn so với năm trước, thị trường mở rộng hơn với các gói sản phẩm đa dạng, đầy cạnh tranh, các chính sách cơ chế có sự cải tiến rõ rệt. | Thị trường thế giới về lĩnh vực viễn thông đang ngày càng mở rộng. Nó không còn là vấn đề 'kéo cầu' hay 'đẩy cung', cả hai điều này đang xảy ra. Sự tác động lẫn nhau của hai yếu tố này khiến cho viễn thông trở thành một trong những lĩnh vực có sự tăng trưởng hàng đầu trong nền kinh tế thế giới. Nó cũng khiến cho viễn thông trở thành một trong những ngành quan trọng nhất của hoạt động xã hội, văn hoá và chính trị. Điều này đặt ra những vấn đề quan trọng có liên quan đến viễn cảnh về xã hội thông tin toàn cầu (GIS). Viễn cảnh này đã là chủ đề tranh luận trong gai đoạn 1995-1999, ban đầu là các nước công nghiệp tiên tiến G7, sau đó là trong cộng đồng quốc tế. Ngày nay những ý tưởng cơ bản ẩn sau khái niệm GIS đang được chấp nhận một cách rộng rãi. Trong viễn cảnh này, mọi hình thức hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị sẽ ngày càng phụ thuộc vào việc truy nhập những dịch vụ viễn thông và thông tin của cơ sở hạ tầng thông tin toàn cầu (GII). Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử trên Internet là một ví dụ làm thế nào để GIS trở thành hiện thực. Thách thức cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt đó là phải tìm ra được những hướng đi đảm bảo GIS thực sự mang tính toàn cầu và rằng mọi người ở mọi nơi có thể chia sẻ những quyền lợi của no.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
34    62    1    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.