Cây "Diesel" tiềm năng và hiệu quả kinh tế cao

Tại hội thảo công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai vừa qua, TS. Lê Võ Định Tường thuộc Phân viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên Tp. Hồ Chí Minh đã đề cập về một loại cây rất có triển vọng phát triển ở Đồng Nai, đó là cây dầu mè (Jatropha curcas L.) hay còn gọi là cây diesel- một loại cây có nguồn gốc từ Trung Mỹ và đã được trồng và xâm nhập đến miền nhiệt đới và cận nhiệt đới Á - Phi. | Ngoài diesel sinh học, trồng cây dầu mè còn có thể cho ta nhiều sản phẩm và lợi ích khác như: Dầu diesel sinh học: lít/hecta; khô dầu chất đạm nhiều (38% protein, có tài liệu 60% protein thô) có thể làm phân hữu cơ (NPK = 2,7 : 1,2:1), thức ăn gia súc, tôm, cá: từ 1-9 tấn/hécta; sinh khối vỏ quả, thân, lá có thể sản xuất bioga, phân hữu cơ. Dầu có thể sản xuất dầu nhớt cao cấp, xà phòng, thắp sáng, nấu nướng, vecni dầu bóng. Từ lá, vỏ, thân, rễ, dầu có thể sản xuất nhiều hóa chất màu, glycerin, hoạt chất kích thích sinh trưởng thực vật siêu mạnh, thuốc chữa bệnh (theo y học cổ truyền: nhuận tràng, sổ tẩy, cầm máu (nhựa); trĩ, phù, rắn cắn (rễ); thuốc sốt rét (lá); nghiên cứu ở Nhật phát hiện có chất chống ung thư), chữa bệnh bạch cầu, tanin thuộc da; thuốc trừ sâu, ốc bươu vàng, diệt cá tạp, xua đuổi chuột. Ngọn non có thể làm rau xanh. Lá có thể nuôi một loại tằm cho tơ (tassar silk worm). Cây có thể thả nuôi cánh kiến. Có thể tăng sản phẩm nhờ trồng xen với các cây khác như gừng, nghệ, keo, bạch đàn.

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
78    78    1    13-05-2024
63    510    2    13-05-2024
200    163    23    13-05-2024
20    74    2    13-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.