Tham khảo tài liệu 'giáo trình phân tích quy trình ứng dụng điều chế đường đi của vận tốc ánh sáng bằng bức xạ nhiệt p7', kỹ thuật - công nghệ, cơ khí - chế tạo máy phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Ta thấy công thức trên phù hợp với các kết quả thực nghiệm. tăng theo góc tán xạ và không tùy thuộc bản chất vật tán xạ cũng như không tùy thuộc độ dài sóng của tia X. Các electron đề cập tới ở trên phải là các electron tự do hoặc liên kết yếu với nhân nguyên tử. Nếu photon X đụng một electron liên kết chặt với nhân thì cả nguyên tử đều chịu tác dụng của sự đụng và khối lượng mo phải coi là khối lượng của nguyên tử hơn là khối lượng của electron. Trong trường hợp này mo rất lớn so với trường hợp đụng electron tự do nên rất nhỏ không thể phát hiện được. Đó là trường hợp của các photon X tạo thành đỉnh A trong hình vẽ 2 . Trái lại các photon đụng với các electron tự do hoặc liên kết yếu với nhân ứng với đỉnh B trong hình vẽ. Sự liên kết mạnh hay yếu đề cập tới ở đây có ý nghĩa tương đối. Với các tia X có năng lượng lớn thì đa số các electron bị đụng tác dụng lại photon như các electron tự do nhưng với các tia X có năng lượng nhỏ thì nó tác dụng như những electron bị buộc trừ trường hợp nguyên tử tán xạ có nguyên tử số thấp. Chính vì vậy các photon của ánh sáng thấy được không thể gây ra hiệu ứng compton vì đối với các photon này các electron đều coi như liên kết chặt với nhân nguyên tử tán xạ. 3. SÓNG VÀ HẠT. Sóng hay hạt Đó là một cuộc tranh chấp đã kéo dài từ lâu về bản chất của ánh sáng. Nhận thức của loài người đã trải qua các chuyển biến lớn và sâu sắc về vấn đề này. Từ quan điểm hạt đàn hồi của Newton nhận thức đó đã tiến một bước dài khi chấp nhận quan điểm sóng đề ra đầu tiên bởi Huyghen. Sau một loạt các thí nghiệm về giao thoa nhiễu xạ phân cực ánh sáng và sự giải thích dựa trên thuyết quang học sóng của Young Fresnel Arago Malus Cornu . nhất là sau công trình của Maxwell chứng tỏ rằng ánh sáng là một loại sóng điện từ có độ dài sóng ngắn thì quan điểm sóng về bản chất ánh sáng đã lên tới đỉnh cao nhất của nó. Quan điểm hạt của Newton hoàn toàn bị thay thế bởi thuyết sóng khi Foucoult chứng tỏ vận tốc ánh sáng trong một môi trường nhỏ hơn vận tốc trong chân