Tham khảo tài liệu 'giáo trình phân tích quy trình ứng dụng nguyên lý phương pháp dịch chuyển chủ yếu của thiên thạch p3', khoa học tự nhiên, vật lý phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | 2. Hệ địa tâm của Ptolemy. Tới thế kỷ III TCN Thiên văn bắt đầu tách thành một khoa học riêng biệt. Các nhà Thiên văn đã thực hiện các quan sát về chuyển động của các hành tinh Xem lại phần nhập môn . Họ đưa ra lý thuyết về nội luận ngoại luận và tâm sai. Ptolemy 87 165 đã hoàn chỉnh các lý thuyết đó và xây dựng một mô hình vũ trụ gồm Mặt trời Mặt trăng các hành tinh Thủy Kim Hỏa Mộc Thổ và Trái đất theo trật tự sau trong tác phẩm Almagest - Trái đất nằm yên ở trung tâm vũ trụ. - Giới hạn của vũ trụ là một vòm cầu trên có gắn các sao. Vòm cầu này quay đều quanh một trục xuyên qua Trái đất. - Mặt trăng Mặt trời chuyển động đều quanh Trái đất cùng chiều với chiều quay của vòm cầu nhưng với chu kỳ khác nhau nên chúng dịch chuyển đối với các sao. - Các hành tinh chuyển động đều theo những vòng tròn nhỏ Epicycle Nội luận tâm của vòng tròn nhỏ này chuyển động theo các vòng tròn lớn deferent ngoại luận quanh Trái đất. Có thể tâm của vòng tròn lớn lệch khỏi Trái đất nó có tâm sai eccentric . - Trái đất Mặt trời tâm vòng tròn nhỏ của Kim tinh Thủy tinh luôn nằm trên một đường thẳng. Như vậy mô hình vũ trụ địa tâm của Ptolemy thỏa mãn cho việc giải thích chuyển động nhìn thấy của thiên thể trên thiên cầu. Đồng thời nó phù hợp với kinh thánh về sự sáng tạo ra thế giới của Chúa trong 6 ngày với Trái đất là trung tâm. Vì vậy thuyết địa tâm Ptolemy được giáo hội tán đồng và tồn tại cả ngàn năm. Hình 4 Hệ địa tâm Ptolemy Theo quan điểm cơ học về sự tương đối của chuyển động ta có thể chọn vật bất kỳ làm mốc tọa độ cho nó đứng yên và so sánh sự chuyển động của vật khác đối với nó. Nếu ta chọn đúng thì việc tính toán quan sát được dễ dàng. Ở đây Ptolemy đã gắn tâm của hệ với Trái đất. Đó là một việc làm không khôn ngoan nếu không nói là sai lầm vì nó đưa đến những tính toán phức tạp rối rắm. Các tu sĩ đã từng phải thốt lên khi học nó Tại sao Chúa lại sáng tạo ra một mô hình phiền toái đến thế . II. HE NHÁT TÂM COPERNICUS CUÕC CÁCH MẠNG LỚN TRONG THIÊN VĂN . Mặc dù có nhiều phiền .