Tham khảo tài liệu 'giáo trình phân tích quy trình ứng dụng nguyên lý phương pháp dịch chuyển chủ yếu của thiên thạch p6', khoa học tự nhiên, vật lý phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | - Ngoài ra các hành tinh còn tự quay quanh mình hầu hết theo cùng chiều quay quanh Mặt trời trừ Kim tinh và Thiên vương tinh quay theo chiều ngược lại. Trục tự quay có thể nghiêng so với mặt phẳng qũi đạo quanh Mặt trời. - Trừ Kim tinh Thủy tinh các hành tinh đều có các vệ tinh quay xung quanh hầu hết theo cùng chiều chuyển động của hành tinh quanh Mặt trời. Mặt trăng là vệ tinh duy nhất của Trái đất. - Các hành tinh được chia làm 2 nhóm Nhóm Trái đất gồm các hành tinh có kích thước nhỏ nhưng khối lượng riêng lớn có thể rắn như Thủy Kim Trái đất Hỏa Diêm và nhóm khổng lồ gồm các hành tinh lớn khối lượng riêng nhỏ thể băng khí như Mộc Thổ Thiên vương Hải vương. - So với kích thước của hệ Mặt trời thì kích thích của các hành tinh là rất bé có nghĩa là giữa các hành tinh còn những khoảng không gian trống rỗng vô tận. Rất khó thể hiện đúng tỷ lệ kích thước các hành tinh và khoảng cách giữa chúng trên trang giấy để có được hình ảnh đúng về hệ Mặt trời trong giáo trình này. Hình 15 - Hầu hết các hành tinh đều có khí quyển một số hành tinh còn có các vành khí xung quanh Ví dụ Thổ tinh . Tuy nhiên theo quan sát hiện nay chỉ duy nhất Trái đất có điều kiện nhiệt độ áp suất. thích hợp để có sự sống. - Ngoài ra chúng ta có thể nghiên cứu kỹ về các hành tinh bằng cách đọc thêm các sách tham khảo. Về vấn đề nguồn gốc của hệ Mặt trời ta sẽ trở lại ở chương cuối của giáo trình này. - Theo tin mới nhất ngày các nhà thiên văn đã phát hiện ra hành tinh thứ 10 trong hệ Mặt trời hành tinh X nằm cách Mặt trời xa gấp ngàn lần Diêm vương có khối lượng lớn hơn sao Mộc và làm lệch hướng các sao Chổi một cách đáng kể. Chú ý Nhưng num anh nay Chi Có tinh chít minh họa không đúng tỉ lệ thực. Hình 16 Chương 2 TRÁI ĐẤT HỆ TỌA ĐỘ ĐỊA LÝ VÀ CHUYỂN ĐỘNG I. HÌNH DẠNG KÍCH THƯỚC VÀ KHÓI LƯỢNG CỦA TRÁI BẤT. 1. Hình dạng và kích thước. - Người xưa thường quan niệm Trái đất bằng phẳng bầu trời như một cái vung úp xuống và nếu đi mãi ta sẽ gặp đường chân trời có thể leo lên đó để lên trời. .