Trong giảng văn, việc chọn một phương pháp giảng phù hợp với tác phẩm là một yêu cầu cần thiết. Bởi lẽ không có một phương pháp phân tích chung nào cho mọi tác phẩm. Tùy theo loại thể, nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm mà chúng ta tìm những phương pháp phân tích cụ thể riêng đạt được hiệu quả cao nhất, thu hút được sự chú ý và hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao được xúc cảm thẩm mỹ văn chương. . | KHAI THÁC KỊCH TÍNH TRONG TÁC PHẨM RỪNG XÀ NU CỦA NGUYỄN TRUNG THÀNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ I. ĐĂT VẤN ĐÈ - Trong giảng văn việc chọn một phương pháp giảng phù hợp với tác phẩm là một yêu cầu cần thiết. Bởi lẽ không có một phương pháp phân tích chung nào cho mọi tác phẩm. Tùy theo loại thể nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm mà chúng ta tìm những phương pháp phân tích cụ thể riêng đạt được hiệu quả cao nhất thu hút được sự chú ý và hứng thú học tập cho học sinh nâng cao được xúc cảm thẩm mỹ văn chương. - Sự lựa chọn phương pháp phân tích bao giờ cũng xuất phát từ cơ sở nội dung nghệ thuật đặc sắc độc đáo của tác phẩm và yêu cầu của phương pháp giáo dục mới phát huy tính tích cực học tập của học sinh có sức lôi cuốn học sinh tham gia vào quá trình tìm hiểu khám phá cái hay cái đẹp của tác phẩm. Sự lựa chọn phương pháp riêng cho từng bài giảng văn cũng góp phần làm cho giờ học thêm sinh động đa dạng tránh sự lập lại nhàm chán. - Từ suy nghĩ đó khi dạy tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành trong chương trình văn học lớp 12 chúng tôi đi sâu khai thác khía cạnh kịch tính trong tác phẩm bằng phương pháp nêu vấn đề. II. CƠ SỞ CỦA VẤN ĐÈ - Rừng Xà nu của Nguyễn Trung Thành là một truyện ngắn tương đối dài 15 trang SGK văn học 12 NXBGD 2000 và là một tác phẩm hay với nhiều giá trị nội dung tư tưởng nghệ thuật đặc sắc. Do đó cần phải xác định kiến thức trọng tâm để tránh d àn trải bài học và để giảng trong một thời lượng có hạn. Phần nào cần phân tích sâu phần nào lướt qua hoặc gợi ý để học sinh tự tìm lấy kiến thức. - Tác phẩm đậm chất sử thi. Nó dựng lên một bức tranh thật hoành tráng và hào hùng về cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của lũ làng Xôman dân tộc Tây Nguyên bất khuất chống lại sự đàn áp tàn bạo của kẻ thù với nhiều hình tượng nhân vật anh hùng mà trung tâm là Tnú con người tiêu biểu cho số phận và phẩm chất của cộng đồng. Nhà văn đã đặt nhân vật của mình vào hoàn cảnh của cuộc chiến đấu cực kỳ khốc liệt đầy máu và nước mắt phải giải quyết các